Nghệ là vị thuốc kháng sinh tự nhiên quý, hỗ trợ tốt trong điều trị bệnh lý liến quan đến nhiễm trùng và các bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt trong đó có thể kể đến bệnh viêm loét dạ dày
Bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau đây để được các Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ về cách trị viêm loét dạ dày từ nghệ!
Contents
TÁC DỤNG TRỊ BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY TỪ NGHỆ
Ngoài chức năng làm gia vị, nghệ được lựa chọn làm nguyên liệu dưỡng nhan. Không những thế, các nhà thảo dược còn sử dụng nguyên liệu này như một vị thuốc kháng sinh tự nhiên quý, giúp điều trị các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng và các bệnh tiêu hóa khác, trong đó có bệnh viêm loét dạ dày.
Theo thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn, trong củ nghệ chứa một lượng lớn hoạt chất chống viêm và chống oxy hóa, có tác dụng giúp điều hòa kinh nguyệt và giảm đau xương khớp. Đồng thời, chúng còn có công dụng trong việc cải thiện chức năng tiêu hóa và gan.
Thành phần được quan tâm nhất của củ nghệ là chất kháng sinh tự nhiên cucrumin. Hoạt chất này có atcs dụng chống oxy hóa polyphenol, có khả năng kháng khuẩn, chống vi rút và ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra, chúng còn giúp tăng cường lưu thông máu đến dạ dày và giúp làm lành các vết loét. Chính nhờ vào công dụng này, nghệ giúp hỗ trợ điều trị và giảm nhanh triệu chứng viêm loét dạ dày.
CÁCH CHỮA VIÊM LOÉT DẠ DÀY BẰNG NGHỆ HIỆU QUẢ
Dưới đây là chia sẻ từ thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn về cách chữa viêm loét dạ dày từ nghệ:
Nghệ và dừa tươi
Trong nước dừa tươi chứa nhiều khoáng chất và vitamin, ngoài tác dụng giải khát còn giúp bổ sung chất điện giải cho cơ thể. Hơn nữa, theo các nhà y học, loại trái này có chứa một số enzyme có tác dụng chống viêm và giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong hệ đường ruột. Do đó, có thể dùng nước dừa kết hợp với nghệ để làm tăng công dụng chữa bệnh viêm loét dạ dày.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Dừa sau khi mua về đem bỏ cuống và chọc thủng 1 lỗ nhỏ. Còn 1 củ nghệ tươi đem cạo bỏ vỏ, rửa sạch xay nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt
- Bước 2: Đặt cả trái dừa trên bếp than và nướng 30 – 40 phút
- Bước 3: Lấy dừa xuống và chắc lấy nước dừa, phần cùi dừa cũng được nạo chung
- Bước 4: Chia phần dừa này thành 3 phần bằng nhau và thêm nước cốt nghệ vào rồi đậy lại
Cách dùng: Người bệnh nên sử dụng hỗn hợp thuốc này vào lúc 4 giờ sáng để đạt hiệu quả tốt nhất. Sau khi uống thuốc xong, bệnh nhân nằm nghỉ ngơi trong tư thế dùng gối kê ngang thắt lưng. Thực hiện bài thuốc này trong 3 ngày liên tiếp sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng viêm loét dạ dày.
Nghệ và gừng
Gừng có tính ấm và cay, hiệu quả trong việc giúp giảm đau do viêm loét dạ dày gây nên. Đồng thời, vị thuốc Đông y này còn có công dụng sát khuẩn và giúp hạn chế niêm mạc dạ dày không bị ăn mòn.
Bệnh nhân chỉ cần sử dụng 1 lát gừng tươi hãm trong 1 cốc nước đun sôi. Sau đó thêm 1 muỗng cà phê tinh bột nghệ và 1 muỗng cà phê mật ong, khuấy đều và uống đễ chữa viêm loét dạ dày. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ giúp giảm đau rõ rệt do viêm loét dạ dày gây nên.
Nghệ và mật ong
Mật ong được biết đến là có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm cao, hiệu quả rất tốt đối với người bị viêm loét dạ dày. Việc sử dụng mật ong thường xuyên không chỉ giúp bồi dưỡng cơ thể, tăng cường sức đề kháng mà còn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp làm lành vết loét nhanh.
Để chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ và mật ong rất thì sau khi ăn, bệnh nhân dùng 1 muỗng cà phê mật ong và 3 muỗng cà phê tinh bột nghệ hòa tan với 150ml nước ấm rồi uống trực tiếp. Uống hỗn hợp này 3 lần trên ngày vào buổi sáng, trưa và tối giúp cải thiện tình trạng bệnh đáng kể.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng mật ong và tinh bột nghệ trộn đều với nhau theo tỷ lệ 1 : 2. Sau đó, hoàn viên nhỏ 5gram và bảo quản trong lọ thủy tinh để dành dùng dần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 3 viên để tăng hiệu quả chữa trị.
LƯU Ý GÌ KHI SỬ DỤNG NGHỆ CHỮA VIÊM LOÉT DẠ DÀY
Cũng theo các bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù củ nghệ được chứng minh mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, nhất là hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu gần đây nhất thì nghệ không thực sự giúp điều trị loét dạ dày bởi chúng có thể làm tăng lượng acid dạ dày, khiến vết loét trở nên trầm trọng hơn nếu người bệnh không sử dụng đúng cách.
Do đó, khi sử dụng nghệ chữa viêm loét dạ dày thì người bệnh nên lưu ý những điểm sau để có được kết quả điều trị hiệu quả, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Các hoạt chất chứa trong củ nghệ có thể làm giảm hiệu quả điều trị của các loại thuốc làm giảm acid dạ dày như esomeprazole, cimetidine, omeprazole, famotidine, lansoprazole. Do đó, khi sử dụng thuốc, bệnh nhân không nên uống nghệ
- Nghệ là chất làm loãng máu tự nhiên, vì vậy người bệnh không nên dùng chung với các loại thuốc làm loãng máu khác. Các Bác sĩ khuyến cáo không nên dùng nghệ chữa viêm loét dạ dày sau phẫu thuật
- Chỉ nên sử dụng nghệ 2 – 3 lần trong tuần với liều lượng nhất định. Tuyệt đối không dùng nghệ kéo dài với liều lượng cao vì chúng có thể gây các triệu chứng như: buồn nôn, khó tiêu hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy
- Người mắc bệnh bị gan không nên dùng nghệ vì chúng có thể gây tổn thương gan khi sử dụng lâu dài
- Phụ nữ cho con bú hoặc đang mang thai không nên áp dụng cách chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ bởi vì nghệ có tính hoạt huyết, sử dụng quá liều có thể dẫn đến sảy thai
Trong trường hợp uống nghệ nếu gặp các triệu chứng dị ứng như nhịp tim nhanh, nổi mề đay hoặc khó thở, bệnh nhân phải ngừng sử dụng. Đồng thời đến ngay bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.