Tâm Sự Của Những Người Quyết Định Số Phận Của Gần 900.000 Thí Sinh

Khi các thí sinh được xả hơi sau 3 ngày thi THPT Quốc gia, hàng nghìn thầy cô lại bắt đầu bước vào những ngày chấm thi căng thẳng, đầy áp lực.

Trách nhiệm của giáo viên chấm thi đang được đẩy lên cao

Trách nhiệm của giáo viên chấm thi đang được đẩy lên cao

Giai đoạn coi thi THPT Quốc gia 2019 đã kết thúc khá bình yên, không xuất hiện những “chấn động”, nhiều câu chuyện ý nghĩa, thấm đẫm tính nhân văn được dệt nên bởi tình người trong ba ngày thi ngắn ngủi. Ngay sau khi môn thi cuối cùng kết thúc, công tác chấm thi được chuẩn bị chu đáo và tiến hành cẩn thận tại các địa phương.

Đây là khâu đang được dư luận đặc biệt quan tâm, bởi những tiêu cực năm 2018 có căn nguyên từ chính công đoạn này. Từ bài học sâu sắc của năm 2018, bộ GD&ĐT đã có nhiều giải pháp điều chỉnh về mặt kỹ thuật, nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là con người.

Những ngày qua, hội đồng chấm thi tại các địa phương đã huy động lực lượng “tinh nhuệ” nhất để có một kết quả công bằng, chính xác và cập nhật nhanh nhất cho các thí sinh. Sứ mệnh “cầm cân nảy mực” cho gần 5 triệu bài thi được giao phó cho những giáo viên tinh nhuệ nhất, công bằng, trung thực và khách quan nhất.

Theo Thứ trưởng bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, qua những chuyến kiểm tra công tác chấm thi tại một số địa phương, có thể nhận thấy tinh thần và trách nhiệm đối với học sinh đang được đẩy lên cao.

Tại nhiều hội đồng chấm thi, xảy ra tình trạng mất điện giữa trời nắng nóng, các thầy cô vẫn không thể bỏ nhiệm vụ, vẫn miệt mài bên từng trang giấy thi, dù mồ hôi có lăn dài sau lưng áo.

Tất cả chỉ vì sứ mệnh “cầm cân nảy mực”, nên các thầy cô mới nhiệt tình, chu đáo để không làm chậm tiến độ của hội đồng chấm thi. Các thầy cô quyết tâm chấm “nhanh nhưng không vội”, chấm “thật tay” để đánh giá đúng năng lực của thí sinh và tuân thủ đủ 2 vòng chấm độc lập. Các thầy cô vẫn miệt mài với từng con chữ, dù thời tiết nắng nóng hay mưa bão vây quanh.

Các giáo viên vẫn đang tập trung chấm thi để hoàn thành sớm nhất có thể

Các giáo viên vẫn đang tập trung chấm thi để hoàn thành sớm nhất có thể

Đó là câu chuyện của ban chấm thi tự luận, còn ở ban chấm thi trắc nghiệm, nhiều thầy cô dành thời gian rà soát và điều chỉnh trong điều kiện cho phép những lỗi “kỹ thuật” có thể gây “mất điểm oan” trên bài thi để “cứu” thí sinh.

Theo thông tin Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cập nhật được từ PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng trường đại học Bách khoa Hà Nội, phụ trách ban chấm thi trắc nghiệm tại hội đồng chấm thi tỉnh Thanh Hóa, qua kinh nghiệm 4 năm chấm thi trắc nghiệm, thí sinh rất hay gặp một số lỗi cơ bản trên bài thi.

Đó là, thí sinh tô đáp án quá mờ nên máy chấm khó nhận diện; hoặc trong một câu, sau khi thí sinh chọn được một đáp án, lại muốn đổi đáp án khác thì tẩy đáp án cũ đi chưa kỹ, nên máy cũng khó nhận diện đâu là đáp án mà thí sinh chọn. Đây cũng là một trong những lưu ý mà năm nào các thầy cô cũng nhắc học sinh trước khi bước vào kỳ thi THPT Quốc gia, nhưng dường như không ít thí sinh khi bước vào phòng thi vẫn vô tình mắc phải.

Bộ GD&ĐT cũng đã chỉ đạo đặt camera giám sát phòng chấm thi 24/24 giờ; sửa đổi, nâng cấp, hoàn thiện phần mềm chấm thi trắc nghiệm theo hướng tăng cường tính bảo mật; có chức năng giám sát, kiểm soát chặt chẽ người dùng; đồng thời có thể phát hiện, truy xuất các tác động trái phép vào bài thi,… đảm bảo một môi trường công bằng tối ưu.

Nhân sự làm công tác chấm thi, cán bộ chấm thi cũng được lựa chọn hết sức cẩn trọng, không chỉ quan tâm yếu tố kinh nghiệm, năng lực, có tỉnh kiên quyết không chọn cán bộ chấm trắc nghiệm là người địa phương; giáo viên không chấm bài học sinh khu vực mình…

Cùng hàng rào kỹ thuật, thanh tra chấm thi năm nay được tăng cường hơn, bộ GD&ĐT đã tổ chức đoàn thanh tra đến tất cả 63 hội đồng thi, trực tiếp thanh tra hoạt động chấm thi; chỉ đạo sở GD&ĐT chủ động thanh tra theo thẩm quyền. Bộ GD&ĐT cũng đồng thời tổ chức giám sát đoàn thanh tra để tăng cường hơn nữa cho công tác này. Lực lượng thanh tra, an ninh tại các hội đồng chấm thi cũng rất sát sao, kiểm soát kỹ người và những vật dụng được phép mang vào khu vực.