Phụ nữ hay bị căng thẳng và trầm cảm thường dễ nhiễm HPV

Theo các nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra, nếu phụ nữ bị trầm cảm hay cảm giác luôn căng thẳng, uống rượu, hút thuốc sẽ dễ bị nhiễm HPV kéo dài

Phụ nữ hay bị căng thẳng và trầm cảm thường dễ nhiễm HPV
Phụ nữ hay bị căng thẳng và trầm cảm thường dễ nhiễm HPV

Phụ nữ hay bị căng thẳng và trầm cảm thường dễ nhiễm HPV

Các nhà nghiên cứu cho biết căng thẳng và trầm cảm có thể có hại cho phụ nữ bị nhiễm vi-rút u nhú ở người (HPV) và nếu bệnh kéo dài vài năm có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung. HPV là virus gây nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất và khác với HIV và vi-rút herpes (mụn rộp).

Phụ nữ bị nhiễm HPV được khuyên là giảm căng thẳng có thể loại bỏ nhiễm trùng vì có một đời sống tinh thần lành mạnh sẽ giúp cơ thể tăng cường tuần hoàn và tăng cường miễn dịch. Bên cạnh đó, uống rượu hoặc hút thuốc có thể gây hại cho khả năng loại bỏ nhiễm trùng.

Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Y Los Angeles của ĐH California cho biết những phụ nữ uống rượu, hút thuốc hoặc dùng ma tuý khi căng thẳng dễ bị nhiễm HPV. Họ thấy rằng phụ nữ bị trầm cảm hoặc luôn cảm thấy căng thẳng dễ bị nhiễm HPV kéo dài.

Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra 333 phụ nữ ở độ tuổi trung bình 19 tuổi khi tham gia nghiên cứu. Trong năm thứ 11 của nghiên cứu, những phụ nữ này ở tuổi 28, được yêu cầu hoàn thành một bảng hỏi về mức độ căng thẳng của họ, cách họ đối phó với căng thẳng và trầm cảm.

Các tác giả đã so sánh câu trả lời của những phụ nữ bị HPV kéo dài nghĩa là vẫn còn dương tính với vi-rút hoặc đã hết bệnh hoàn toàn. Nhiễm HPV là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung. Nhưng nhiễm HPV rất phổ biến và chỉ một số ít trường hợp nhiễm mới có nguy cơ bị phát triển thành ung thư.

Đây là điều đáng báo động vì nhiều phụ nữ bị nhiễm vi-rút kéo dài từ thời thanh thiếu niên. Nghiên cứu này dự kiến được trình bày tại Hội Hàn lâm nhi khoa 2016 ở Baltimore.

Biện pháp phòng tránh lây nhiễm HPV

Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết một số các biện pháp có thể giúp hạn chế các nguy cơ lây nhiễm HPV, cụ thê

  • Tiêm vaccine: Vaccin HPV rất an toàn và có hiệu quả phòng bệnh. Tiêm vaccine cho các đối tượng nam nữ trong nhóm tuổi khuyến cáo tiêm phòng (trình bày phần sau) giúp cho đối tượng này đề kháng với các bệnh gây ra bởi virut HPV. Liệu trình tiêm vaccine này gồm 3 mũi tiêm trong thời gian 6 tháng. Tiêm đủ liệu trình là rất quan trọng để đạt được hiệu quả phòng bệnh.
  • Định kỳ sàng lọc phát hiện ung thư cổ tử cung: Định kỳ sàng lọc cho phụ nữ trong độ tuổi từ 21 đến 65 có thể giúp phòng chống ung thư cổ tử cung. Khi các tham gia quan hệ tình dục: – Sử dụng bao cao su đúng cách mọi lúc có quan hệ; điều này giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm HPV. Nhưng HPV có thể lây lan vào vùng cơ quan không được bao cao su che phủ, do đó bạn phải ý thức rằng bao cao su có thể không thể giúp bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi virut HPV.
  • Quan hệ chung thủy với một bạn tình, một vợ một chồng cũng giúp hạn chế nguy cơ lây lan HPV.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược

Những ai nên tiêm phòng vaccin HPV?

Tất cả nam nữ trong độ tuổi 11 đến 12 tuổi nên tiêm phòng vaccine này Vaccin này có thể tiêm cho nam giới đến độ tuổi 21 và nữ giới đến độ tuổi 26, nếu như họ chưa tiêm phòng trước đó. Vaccin này cũng được khuyến cáo sử dụng cho các đối tượng đồng tính luyến ái nam đến độ tuổi 26, các đối tượng nam và nữ bị suy giảm miễn dịch (bao gồm cả người nhiễm HIV/AIDS) đến độ tuổi 26, nếu các đối tượng này chưa tiêm vaccine đầy đủ trước đó.

Theo giảng viên hiện đang giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, hiện tại chưa có xét nghiệm nào có thể giúp phát hiện ai đó có bị nhiễm virut HPV hay không. Cũng chưa có xét nghiệm nào được chấp nhận phát hiện HPV ở miệng và họng. Chỉ có các xét nghiệm giúp phát hiện HPV trong sàng lọc ung thư cổ tử cung. Các test này chỉ khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ độ tuổi 30 và cao hơn. Các test này không được khuyến cáo sử dụng cho nam giới, trẻ vị thành niên, hay phụ nữ dưới 30 tuổi. Hầu hết các bệnh nhân bị nhiễm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *