Những thông tin bạn cần biết về bệnh gai cột sống

Gai cột sống là một trong những bệnh thoái hóa cột sống thường gặp. Nếu không được điều trị bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

bệnh gai cột sống
bệnh gai cột sống

THÔNG TIN CHUNG VỀ BỆNH GAI CỘT SỐNG

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, gai cột sống là tình trạng gai xương mọc ở phía bên ngoài hay hai bên của cột sống. Nguyên nhân hình thành gai xương là do sự phát triển của xương trên dây chằng quanh khớp, đĩa sụn hoặc thân đốt sống. Hay cụ thể hơn là do sự lắng đọng canxi, hậu chấn thương hoặc do viêm khớp cột sống mạn tính.

Thông thường gai cột sống hay tập trung ở thắt lưng hoặc cổ nên có bệnh gai đốt sống cổ, gai đốt sống thắt lưng… Thông thường gai chỉ dài khoảng vài mm và chỉ mọc ở phía sau nên ít khi gay đè ép lên tủy và rễ thần kinh. Chính vì vậy mà việc phát hiện sớm là rất khó, thậm chí đến khi bệnh trở nặng người bệnh mới phát hiện mình mắc bệnh.

Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ngày càng gặp và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như biến dạng cột sống, gây chèn ép các dây thần kinh, các hội chứng thoái hóa… thậm chí có thể gây tàn phế. Chính vì vậy chúng ta tuyệt đối không được chủ quan mà phải chủ động khi nhận thấy triệu chứng của căn bệnh này xuất hiện.

Nguyên nhân gây bệnh

Thói quen sinh hoạt không hợp lý như thường xuyên mang vác vật nặng, lười vận động, ngủ gối cao… dẫn đến tình trạng thoái hóa cột sống và dần dần bệnh gai cột sống xuất hiện.

Chấn thương, tai nạn cũng có thể gây bệnh. Việc chấn thương cũng có thể gây hư hại sụn khớp, địa đệm… Quá trình phục hồi có thể tạo nên các gai xương tại cột sống

Tình trạng dư thừa lắng đọng canxi cũng là nguyên nhân gây gai cột sống mà chúng ta thường gặp. Điều này thường gây ra tình trạng thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi.

Những người bị mắc các bệnh về xương khớp như loãng xương, viêm cột sống dính khớp, gai đôi đốt sống… cũng có thể trở thành nạn nhân của căn bệnh gai cột sống.

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh thì nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ cao hơn những người khác. Các nhà khoa học đã chứng minh được đây là một trong những căn bệnh có khả năng di truyền.

Ngoài ra, ở những người thừa cân béo phì hay thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá và các chất kích thích… có thể tác động lên đĩa đệm cột sống, làm đĩa đệm bị bào mòn và tạo điều kiện cho bệnh gai cột sống có cơ hội xuất hiện.

Triệu chứng thường gặp

Có cảm giác đau chạy dọc theo vùng cổ tới vùng thắt lưng, nhất là ở phần lưng và cổ.

Trường hợp gai cột sống thắt lưng có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa nên dễ gây tê bì và mất cảm giác ở chân tại một số thời điểm.

Giảm khả năng vận động do những cơn đau lan dần xuống hai tay hoặc hai chân, cơn đau sẽ dài hơn nếu vận động mạnh.

Gai cột sống cũng gây ảnh hưởng đến hệ bài tiết, gây tình trạng mất kiểm soát đại tiện và tiểu tiện.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược trình độ chuyên sâu
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược trình độ chuyên sâu

PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH GAI CỘT SỐNG

Gai cột sống được biết đến là chứng bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến cơ quan vận động mà tình trạng gai cột sống còn có tác động tiêu cực lên nhiều cơ quan khác. Chính vì vậy mà việc tìm kím các biện pháp điều trị thích hợp cần được thực hiện sớm.

Tùy theo từng trường hợp bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, việc điều trị bệnh thường bao gồm các phương pháp như sau:

Dùng thuốc

Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc cũng như liều lượng phù hợp. Bao gồm thuốc giảm đau, thuốc corticoid, thuốc giãn cơ… được sử dụng dưới dạng tiêm, thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da…

Khi dùng thuốc thì cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về loại thuốc cũng như liều lượng. Dựa vào tình trạng diễn biến của bệnh, bác sĩ sẽ thay đổi các loại thuốc phù hợp. Bệnh nhân cũng cần phải lưu ý đến những biểu hiện của cơ thể trong suốt quá trình sử dụng thuốc. Nếu có bất kỳ phản ứng bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ.

Bên cạnh đó, cá bài thuốc dân gian, thuốc đông y,… cũng được bệnh nhân chia sẻ với nhau. Nhưng theo các bác sĩ chuyên khoa thì chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không có tác dụng chữa dứt điểm bệnh.

Vật lý trị liệu

Phương pháp này có tác dụng giúp máu lưu thông, giảm đau và kéo giãn cột sống… Ngoài ra cũng kết hợp thêm cả biện pháp châm cứu được các thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn, nghiên cứu có tác động tích cực đến các biểu hiện của bệnh.

Việc kết hợp 2 phương pháp này giúp cho việc điều trị bệnh gai cột sống có kết quả nhanh chóng. Nhưng người bệnh không được tự ý thực hiện mà cần có sự hướng dẫn của các thầy thuốc và kĩ thuật viên có chuyên môn.

Điều trị ngoại khoa

Biện pháp này thường được chỉ định khi các phương pháp khác không khả quan, những cơn đau kéo dài quá lâu gây ảnh hưởng đến khả năng đi lại của bệnh nhân, khi mà các gai xương chèn ép vào tủy làm cho ống tủy hẹp lại và chèn ép lên hệ thần kinh làm bệnh nhân bị tê bì chân tay, rối loạn hệ bài tiết. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nhằm loại bỏ các gai xương ở cột sống, đồng thời sẽ chỉnh hình cột sống nếu cần thiết.