Rụng tóc tuổi dậy thì là hiện tượng tóc rụng nhiều hơn 100 sợi mỗi ngày. Việc tìm ra đúng thủ phạm gây rụng tóc tuổi dậy thì chính là chìa khóa giúp các bạn tuổi teen khắc phục được rắc rối này.
RỤNG TÓC Ở TUỔI DẬY THÌ
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, rụng tóc ở tuổi dậy thì là hiện tượng phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 11 – 17 tuổi. Bình thường, tóc của chúng ta có thể rụng từ 25 – 100 sợi mỗi ngày, điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, khi bị rụng tóc, các bạn tuổi teen có thể mất hơn 100 sợi mỗi ngày.
Kèm theo đó, các em có thể gặp các dấu hiệu khác như: Gàu, ngứa da đầu, viêm đỏ ở da đầu hoặc chân tóc, tóc khô và chẻ ngọn. Cũng như ở lứa tuổi khác, rụng tóc tuổi dậy thì được chia thành các dạng sau:
- Rụng tóc từng vùng: Tức rụng tóc thành đám, tóc rụng khu trú trong một vùng cụ thể có đường kính khoảng vài cm. Vùng da nơi tóc rụng trơn nhẵn, không đau, không ngứa và không có dấu hiệu viêm nhiễm.
- Rụng tóc toàn thể : Đầu bị rụng tóc hoàn toàn
- Rụng tóc toàn bộ: Ngoài hiện tượng rụng tóc, cả lông mày, lông mi và lông ở các vùng khác trên cơ thể cũng bị rụng.
Tùy theo nguyên nhân mà tình trạng rụng tóc ở tuổi dậy thì có thể chỉ xảy ra tạm thời hoặc đôi khi kéo dài đến tuổi trưởng thành tóc vẫn tiếp tục rụng nhiều. Nếu hiện tượng này kéo dài hoặc có khuynh hướng ngày càng trầm trọng, cha mẹ nên đưa con em mình tới bệnh viện khám và thảo luận với bác sĩ để tìm ra hướng điều trị phù hợp và an toàn nhất với lứa tuổi dậy thì.
Nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì
Hiện tượng rụng tóc tuổi dậy thì có thể bắt nguồn từ thói quen chăm sóc tóc không đúng cách, ăn uống không đầy đủ hoặc cũng có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh lý tiềm ẩn trong người. Cụ thể như sau:
- Rối loạn nội tiết tố
- Thiếu chất dinh dưỡng
- Thói quen ăn uống kém khoa học
- Dùng các sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp
- Ảnh hưởng của thuốc tân dược
- Stress
- Cột tóc chặt
- Thiếu máu
- Sử dụng hóa chất tạo kiểu
- Rụng tóc tuổi dậy thì do di truyền
- Do ảnh hưởng của bệnh
Tác hại của rụng tóc đối với tuổi dậy thì
Ảnh hưởng đến tâm lý: Rụng tóc nhiều sẽ khiến các bạn khó tránh khỏi cảm giác lo lắng. Từ đó dẫn đến không thể tập trung trong học hành, thi cử. Một số bạn thì trở nên mất tự tin với mái tóc thưa thớt nên sống khép kín, thu mình lại và ngại giao tiếp với người xung quanh.
Hói đầu: Trẻ bị rụng tóc nhiều và kéo dài trong suốt giai đoạn dậy thì có thể bị hói đầu. Nhẹ thì chỉ bị một vài mảng nhỏ trên đầu nhưng cũng có những trường hợp bị rụng tóc trên diện rộng hoặc rụng tóc toàn bộ. Đây là một biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn đến ngoại hình, tâm sinh lý của lứa tuổi mới lớn.
CÁCH CHỮA RỤNG TÓC Ở TUỔI DẬY THÌ
Trị rụng tóc tuổi dậy thì tại nhà bằng phương pháp tự nhiên
Đắp mặt nạ thiên nhiên có thể giúp ngăn chặn tình trạng rụng tóc cho tuổi dậy thì bằng cách bổ sung các vitamin và khoáng chất nuôi dưỡng tóc chắc khỏe từ bên ngoài. Đồng thời chúng cũng giúp mái tóc có sức tự bảo vệ khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và các tác nhân gây hại khác.
Các bạn tuổi teen bị rụng tóc có thể thử một số mặt nạ ủ tóc dưới đây:
- Mặt nạ bia và giấm táo: Chuẩn bị 200ml bia và 20ml giấm táo. Trộn cả hai để được một hỗn hợp hòa quyện. Làm ẩm tóc rồi thoa toàn bộ lên tóc và da đầu. Kết hợp massage rồi ủ tóc trong 10 phút. Cuối cùng bạn tiến hành gội đầu lại với dầu gội như bình thường. Mặt nạ bia và giấm táo có tác dụng sát khuẩn, làm sạch da đầu và bổ sung lượng silica dồi dào. Chất này sẽ giúp kích thích các nang tóc phát triển nhanh hơn và chắc khỏe hơn.
- Cách chữa rụng tóc ở tuổi dậy thì bằng mặt nạ lòng đỏ trứng và dầu ô liu Lòng đỏ trứng giàu protein, vitamin A, D, E. Những chất này thúc đẩy sự tăng trưởng của tóc, giúp sợi tóc mọc to và chắc khỏe hơn, đồng thời chống xơ rối, cải thiện tình trạng rụng tóc. Trong khi đó, dầu ô liu lại bổ sung chất dưỡng ẩm, chống oxy hóa, giúp hạn chế những ảnh hưởng của gốc tự do tới mái tóc của lứa tuổi dậy thì. Trộn 2 cái lòng đỏ trứng với 2 thìa dầu ô liu. Sau khi làm ướt tóc, bạn chờ cho ráo nước rồi thoa hỗn hợp mặt nạ vừa tạo lên đầu. Massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thấm sâu vào chân tóc. Sau đó, lấy mũ trùm kín đầu lại ủ tóc trong 20 phút rồi gội đầu lại với dầu gội. Áp dụng đều đặn mỗi tuần 3 lần để nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho mái tóc.
Thuốc chữa rụng tóc ở tuổi dậy thì
Cũng theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, dùng thuốc chữa rụng tóc tuổi dậy thì là cần thiết nếu như các phương pháp tự nhiên không mang lại hiệu quả. Bác sĩ có thể chỉ định các thuốc bôi ở dạng dung dịch lỏng, thuốc bọt hay thuốc uống. Chẳng hạn như:
- Minoxidil: Dùng bôi trực tiếp lên da đầu mỗi ngày 2 lần
- Spironolactone
- Corticosteroid tiêm
- Ketoconazole dạng kem bôi hoặc dầu gội
Các thuốc trên đều có thể gây ra tác dụng phụ nếu tự ý sử dụng bừa bãi. Điều quan trọng là trẻ cần được thăm khám và có chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng thuốc tây. Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc ngoài các cửa hiệu thuốc về điều trị cho con mà chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Điều trị rụng tóc tuổi dậy thì bằng laser
Chiếu laser là phương pháp điều trị rụng tóc bằng công nghệ cao được áp dụng cho nhiều lứa tuổi, bao gồm cả tuổi dậy thì. Nó thích hợp với những đối tượng bị rụng tóc do nội tiết androgenic hoặc tóc rụng nghiêm trọng tới mức hói đầu.
Việc chữa trị bằng ánh sáng laser có thể thực hiện khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần và có thể mất vài tuần cho đến vài tháng trị liệu để thấy được hiệu quả rõ rệt. Phương pháp này đòi hỏi cần có sự kiên trì và khá tốn kém do quá trình điều trị kéo dài.
Cách chữa rụng tóc ở tuổi dậy thì bằng phẫu thuật
Phẫu thuật hiếm khi được chỉ định để điều trị rụng tóc ở tuổi dậy thì. Phương pháp này sẽ được tiến hành đối với các trường hợp bị rụng tóc vĩnh viễn trên diện rộng.
Trong ca phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép tóc, giúp duy trì vẻ thẩm mỹ bên ngoài. Sau điều trị có thể gây đau và nhiễm trùng nếu không được chăm sóc tốt. Phương pháp này cũng khá tốn kém không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện để thực hiện cho con em mình.