Những nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều nhưng mãi không tăng cân

Mặc dù cha mẹ bồi bổ cho trẻ rất nhiều thứ nhưng bé mãi vẫn gầy không tăng cân. Vậy nguyên nhân là do đâu? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này.

Có nhiều lý do khiến trẻ ăn nhiều nhưng mãi không tăng cân

Có nhiều lý do khiến trẻ ăn nhiều nhưng mãi không tăng cân

Nhiều cha mẹ thường than phiền con vẫn ăn tốt nhưng cân nặng không cải thiện. Để tìm hiểu về vấn đề này, hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, qua đó giúp cho cha mẹ có những phương hướng giúp bé loại bỏ được tình trạng ăn mãi không tăng cân:

Chưa đủ nhu cầu đối với tình trạng của bé

Trẻ một tuổi mỗi bữa cần ăn một bát cháo đầy, 4 bữa/ngày và 500 ml sữa. Nếu bé chỉ ăn 2/3 bát, 2-3 bữa/ngày là không đủ nhu cầu.

Nhiều về lượng nhưng chất lại không đủ

Phần lớn chúng ta ăn theo sở thích, ngon miệng và không tính toán xem lượng thực phẩm mình ăn vào có đủ dinh dưỡng hay không. Theo khuyến cáo, mỗi ngày, trẻ nên ăn 15 loại thực phẩm khác nhau để đủ chất. Chẳng hạn, một bát cháo phải đủ 30-40 g thịt/cá/tôm, 2 thìa cà phê dầu mỡ, chất xơ,… Thiếu dầu mỡ là một trong lý do khiến bé không tăng cân.

Để các bé phát triển toàn diện, mẹ cần lưu ý tới những biểu hiện của con, phát hiện kịp thời những thiếu hụt và bổ sung vitamin cân thiết

Bé thiếu vitamin C thường kêu đau, mỏi toàn thân, đồng thời dễ bị sún răng, răng vàng, lợi sưng đỏ.

Khi bé bị thiếu vitamin A, mẹ có thể thấy bé sợ ánh sáng, ít nước mắt đồng thời da thô ráp, bong vảy, sần sùi.

Nếu bé không tăng cân, nước tiểu ít và hay quấy khóc, chán ăn, rối loạn tiêu hóa (táo bón hoặc tiêu chảy), có thể bé đang thiếu vitamin B1.

Biểu hiện ở bé bị thiếu vitamin B12 là sắc mặt trắng bệch, lông tóc hơi vàng, thần kinh không phấn chấn, không muốn ăn, nôn mửa, tiêu chảy.

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Kỹ năng chăm sóc trẻ đạt chuẩn Bộ Y tế

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Kỹ năng chăm sóc trẻ đạt chuẩn Bộ Y tế

Nhiều nhưng dư thừa

Ép bé ăn vượt quá khả năng tiêu hóa cũng là một sai lầm. Trẻ 6 tháng chỉ ăn tối đa nửa bát bột (100 ml). Nếu ăn nhiều, bé sẽ không tiêu hóa hết, thức ăn thừa gây chướng bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa dẫn đến sụt cân. Cha mẹ cho trẻ ăn quá nhiều chất đạm cũng có thể gây táo bón. Chất đạm chỉ cần cung cấp 14% trong khẩu phần ăn là đủ.

Nhiều nhưng đồ ăn không phù hợp

Thể trạng, sự hấp thu, tiêu hóa thức ăn ở mỗi trẻ khác nhau nên có thể cùng một lượng thức ăn nhưng lại quá sức so với trẻ. Vì vậy, cha mẹ phải điều chỉnh giữa lượng ăn và lượng sữa để trẻ có sự tiêu hóa phù hợp và sự phát triển tốt nhất.

Cơ thể của trẻ có bệnh

Một số trẻ có bệnh lý ở đường ruột, bệnh gan mật, bệnh di truyền, bệnh dị ứng, bất dung nạp thức ăn,… làm hạn chế khả năng tiêu hoá, hấp thu thức ăn. Trẻ mắc một số bệnh về nội tiết như suy giáp trạng, lùn tuyến yên,… cũng là những nguyên nhân chậm lớn.

Những bé đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, nuôi cũng khó lên cân. Ngoài ra, một số trường hợp có chuyển hóa cơ bản cao, tiêu hao nhiều năng lượng nên ăn nhiều vẫn gầy. Những bé quá hiếu động, chạy nhảy nhiều, tiêu hao năng lượng nhiều nên ăn nhiều vẫn tăng cân chậm.

Bé bị nhiễm giun sán

Bé bị nhiễm giun, sán cũng dẫn đến việc ăn nhiều nhưng chậm lớn. Bởi bé đã bị các ký sinh trùng đường ruột này chia bớt lượng thức ăn ăn vào. Cha mẹ cần tẩy giun định kỳ cho con 6 tháng/lần.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *