Chảy máu cam là một hiện tượng thường gặp. Với một số người thường xuyên phải đối mặt với vấn đề này thì nên áp dụng một số phương pháp chữa trị chảy máu cam đơn giản mà hiệu quả dưới đây
Chảy máu cam là căn bệnh thường gặp hiện nay
Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam hoặc tỵ nục. Đây là hiện tượng thường gặp khi máu chảy ra từ mũi do các mạch máu bên trong mũi bị tổn thương. Thông thường, máu chỉ chảy từ một bên mũi.
Nguyên nhân chảy máu cam
Nguyên nhân thường gặp
- Không khí khô khiến màng mũi dễ bị khô, gây chảy máu và nhiễm trùng
- Ngoáy mũi thường xuyên
Một số nguyên nhân chảy máu cam khác
- Nhiễm trùng xoang mũi
- Viêm mũi dị ứng
- Cảm lạnh thông thường
- Vách ngăn mũi lệch
- Chấn thương mũi
- Các bệnh lý về máu như rối loạn đông máu
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như warfarin và heparin (thuốc chống đông máu), aspirin, thuốc xịt mũi…
Các mẹo chữa trị chảy máu cam
Khi bị chảy máu cam, trước hết lấy ngón tay trỏ và ngón tay cái, ấn vào chỗ phía trên cánh mũi, hơi ngửa cổ về phía sau. Đồng thời lấy một ít tóc rối, tên vị thuốc là “loạn phát”, loạn là “rối”, “phát” là tóc. Trường hợp không có tóc rối có thể cắt ngay một nhúm tóc cũng được. Đem tóc đốt cháy thành than, vò cho thành bột mịn, rồi đặt ngay vào bên lỗ mũi bị chảy máu, hít sâu vào trong, máu sẽ ngừng chảy ngay.
Đặt túi nước đá vào cổ hoặc sống mũi có thể giúp giảm chảy máu. Ngồi ngả về phía trước để máu chảy ra thay vì để máu chảy xuống họng để giúp ngăn ngừa nôn ra máu. Xịt mũi bằng nước muối và làm ẩm không khí có thể giảm tình trạng khô mũi.
Đôi khi, bạn có thể cần nhét gạc vào mũi. Bác sĩ có thể đốt mạch máu bị vỡ để ngăn tinh trạng xuất huyết.
Đào tạo Y học cổ truyền uy tín tại Sài Gòn
Một số món ăn bài thuốc trong Y học cổ truyền chữa trị chảy máu cam hiệu quả
- Món ăn bài thuốc 1: Ngó sen tươi 40 g, móng giò lợn 1 cái. Ninh nhừ, ngày ăn một lần. Cách 2 ngày ăn lại. Làm liền như vậy 2 tuần lễ, là được. Cách này rất dễ làm, và tiện cho các trẻ nhỏ.
- Món ăn bài thuốc 2: Lá sen tươi 50 g, hoặc 20 g khô. Sắc uống. Để tăng tác dụng, cần đem lá sen sao cháy.
- Món ăn bài thuốc 3: Lá cây huyết dụ 12 – 16 g, cỏ nhọ nồi, lá trắc bách diệp, đồng lượng, sao đen, sắc uống, ngày một thang, 2 lần, uống sau bữa ăn 1 giờ 30 phút. Uống liền hai tuần lễ.
- Món ăn bài thuốc 4: Hoa hòe (sao cháy) 12g, trắc bách diệp (sao cháy) 12g, kinh giới tuệ (sao cháy) 12g, chỉ xác (sao vàng xém cạnh) 12g. Dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang, chia 2 lần uống, sau bữa ăn 1 giờ 30 phút. Uống liền 2 tuần lễ.
- Món ăn bài thuốc 5: Thục địa 16g, trạch tả 6g, hoài sơn 8g, bạch linh 6g, sơn thù du 8g, mẫu đơn bì 6g.
Bác sĩ Y học cổ truyền Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang, chia 3 lần uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ 30 phút. Uống liền 3 tuần lễ.
Cũng có thể làm dưới dạng viên hoàn với mật ong, ngày uống 2 lần, mỗi lần 9g. Phương này thích hợp cho những trường hợp cơ thể bị huyết nhiệt, do chứng âm hư hỏa vượng, chứng chảy máu cam, nhiều lần, cơ thể gầy và xanh..