Bé bị nấm da sẽ rất khó chịu, dễ quấy khóc, mất ngủ, mệt mỏi khiến cha mẹ lo lắng không biết phải làm sao để nhanh chóng loại bỏ bệnh. Vậy khi bé bị nấm da cần phải làm gì?
Bài viết dưới đây các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về bệnh nấm da ở trẻ em, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh cho bé một cách hiệu quả.
Contents
THÔNG TIN CHUNG VỀ BỆNH NẤM DA Ở TRẺ EM
Nguyên nhân gây bệnh
Không phải tất cả nhưng có một số bệnh nấm da có khả năng lây lan nên nhiều bé bị nấm da do dùng chung vật dụng cá nhân hoặc tiếp xúc với trẻ mang bệnh. Bên cạnh đó, uống một số loại kháng sinh hoặc dùng một số loại thuốc trong thời gian dài cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh nấm da ở trẻ.
Theo Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, các loại thuốc kháng sinh này khi đi vào cơ thể giúp tiêu diệt mầm bệnh nhưng cũng có thể giết chết nhiều loại vi khuẩn có hại. Nhiệm vụ của những vi khuẩn vô hại là tấn công tiêu diệt các loại nấm gây bệnh nhưng thuốc kháng sinh tiêu diệt chúng lại tạo cơ hội cho các loại nấm này phát triển.
Một số trẻ em bị rối loạn hệ miễn dịch cũng có nguy cơ cao đối với bệnh nấm da nhưng trường hợp này rất ít khi xảy ra.
Triệu chứng thường gặp của bệnh
Có rất nhiều loại bệnh nấm da, tùy từng dạng bệnh mà các dấu hiệu cho thấy bé bị nấm da cũng không giống nhau, cha mẹ cần lưu ý để sớm nhận biết và xử trí bệnh cho trẻ:
- Nấm da chân: Trẻ thường có các dấu hiệu như da khô, đỏ, ngứa và nứt giữa các ngón chân.
- Ngứa vùng bẹn và đùi trên: Dạng nấm da này xảy ra khi có một loại nấm phát triển và lây lan ở vùng bẹn. Chúng đặc biệt phát triển mạnh khi gặp môi trường ẩm ướt hoặc ấm áp.
- Lác đồng tiền (hắc lào): Bệnh hắc lào do vi nấm cạn gây nên với 2 dấu hiệu nổi bật nhất là ngứa và nổi mẩn đỏ có mụn nước. Người bệnh có thể bị ngứa ở vùng có tổn thương cả ngày lẫn đêm. Hiện tượng nổi mẩn đỏ tại một vùng tạo ra giới hạn rõ với vùng da bình thường, phần rìa sang thương thường nổi những mụn nước như phỏng.
- Bệnh lang ben: Lang ben thường xuất hiện ở cổ hoặc cánh tay hơn so với các vị trí khác của cơ thể. Vùng da mắc bệnh có thể có màu hồng, màu đồng nhạt, màu nâu hoặc nhạt màu hơn vùng da xung quanh. Có người bị ngứa nhẹ nhưng cũng có người không bị ngứa.
PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH NẤM DA Ở TRẺ EM
Để kiểm tra xác định tình trạng bệnh nấm da ở bé, bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẩu nhỏ vùng da bị bệnh hoặc một ít tóc, móng tay bị nhiễm nấm để quan sát dưới kính hiển vi. Việc làm này còn xác định được chủng nấm gây bệnh để có kế hoạch điều trị thích hợp. Bé bị nấm da có thể được điều trị bằng một số loại thuốc bôi kháng nấm hoặc dầu gội diệt nấm, kem trị nấm. Một số trường hợp nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc uống. Cha mẹ cần lưu ý về thời gian và liều lượng sử dụng thuốc đúng với hướng dẫn của bác sĩ.
Thuốc điều trị dành cho bé bị nấm da giai đoạn cấp tính
Thường thì bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng khuẩn Histamin với mục đích an thần và chống ngứa. Tại vùng da bị tổn thương hoặc bị xước nên dùng dung dịch jarish.
Thuốc điều trị dành cho bé bị nấm da giai đoạn mãn tính
Các loại thuốc thường dùng gồm thuốc bôi như thuốc corticoid, thuốc mỡ kháng sinh hoặc protopic để chống ngứa. Bác sĩ cũng có thể kết hợp với việc sử dụng thuốc an thần để giảm đau cho bé bằng kháng khuẩn Histamin.
Khi bé bị nấm da, cha mẹ nên chú ý tới việc giảm ngứa và kích ứng da bằng cách ổn định tâm lý và giảm stress cho trẻ đồng thời tránh sử dụng các chất gây kích ứng và khiến da bé bị dị ứng.
Do tính chất phức tạp của bệnh nấm da ở trẻ nên cha mẹ không được tự ý mua và sử dụng thuốc về chữa bệnh nấm da cho bé tại nhà mà không được sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Việc làm này sẽ khiến bệnh của trẻ nặng hơn, quá trình chữa bệnh vốn đã khó khăn lại càng trở nên phức tạp, ảnh hưởng không tốt đối với trẻ.
Về cơ bản, việc điều trị tình trạng bé bị nấm da vô cùng khó khăn và cần sự theo dõi chặt chẽ, phối hợp kĩ lưỡng giữa bác sỹ và gia đình. Việc lựa chọn thuốc để chữa nấm da cho trẻ cũng cần cẩn trọng hết sức bởi làn da của trẻ vô cùng nhạy cảm. Không những thế, mỗi trẻ có mức độ và nguyên nhân gây bệnh khác nhau nên việc áp dụng đơn thuốc chữa trị cũng không giống nhau.
GIẢI PHÁP PHÒNG BỆNH NẤM DA Ở TRẺ EM
Theo Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Thành Phố Hồ Chí Minh để có thể phòng bệnh nấm da cho trẻ em hiệu quả nhất, bạn cần:
- Vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày cho bé, nhất là vùng bẹn
- Lau khô chân, nhất là vùng kẽ giữa các ngón chân, ngón tay tránh bệnh nấm kẽ cho trẻ
- Sử dụng tất hoặc bao tay sạch cho bé, nếu tất hay bao tay của trẻ bị ướt cần thay ngay.
- Chọn đồ lót sạch sẽ, hút ấm và rộng rãi cho bé.
- Mặc đồ thoáng mát, thay quần áo và tắm rửa hàng ngày cho trẻ nhất là vào mùa nóng.
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với các trẻ khác.
- Giặt giũ và phơi quần áo ngoài nắng cho khô.
Trên đây là một số chia sẻ về bệnh nấm da ở trẻ em được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc.