Phụ nữ mang thai là đối tượng đặc biệt thường được khuyến cáo không nên dùng thuốc, vậy nếu gặp trường hợp bắt buộc thì phụ nữ mang thai cần phải lưu ý gì khi dùng thuốc?
Đối với hầu hết các thuốc, những cuộc thử nghiệm hầu như chưa được thực hiện đầy đủ trên phụ nữ mang thai và những ảnh hưởng trên bào thai chưa được biết rõ. Những thuốc này chỉ được sử dụng khi tác động trên người mẹ có hiệu quả hơn so với nguy hại trên bào thai. Dưới đây là một số thuốc cần lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ có thai.
Contents
- 1 Adrenergics
- 2 Thuốc giảm đau Opioid
- 3 Thuốc ức chế enzym chuyển hoá Angiotensin
- 4 Thuốc chẹn Receptor của Angiotensin II
- 5 Thuốc điều trị bệnh đau thắt ngực: Nitrate
- 6 Thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc ngủ: Benzodiazepine
- 7 Thuốc kháng sinh
- 8 Thuốc kháng nấm
- 9 Thuốc kháng Cholinergics
- 10 Thuốc chống đông máu
Adrenergics
Adrenergics là chất kích thích tim, làm tăng tần số và lực co bóp dạ con và có thể gây tăng áp lực máu. Một số thuốc gây quái thai và sinh non ở các thú thử nghiệm. Những thuốc này gồm những thành phần chung như thuốc thông mũi, thuốc trị cảm, và thuốc gây chán ăn.
Sử dụng Adrenergics dùng đường uống và đường toàn thân có thể ngăn cản sự co bóp dạ con trong quá trình người phụ nữ trở dạ, có thể gây ra giảm K huyết, giảm glucose huyết và phù phổi ở người mẹ và có thể gây giảm glucose huyết ở trẻ sơ sinh. Những ảnh hưởng này không chắc đúng đối với dạng hít adrenergics, ví dụ: Albuterol. Albuterol dạng uống và terbutaline dạng uống và dạng tiêm tĩnh mạch có thể làm giãn cơ dạ con và ngặn chặn những cơn co bóp dạ con trước kỳ hạn.
Thuốc giảm đau Opioid
Các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết Opioid đi qua nhau thai nhanh. Nếu như người mẹ sử dụng đều đặn và nghiện thì sẽ xuất hiện triệu chứng cai thuốc ở trẻ sơ sinh. Sử dụng codein trong ba tháng đầu của thai kỳ sẽ có liên quan đến những khiếm khuyết bẩm sinh. Khi cho người phụ nữ sử dụng opioid trong giai đoạn chuyển dạ thì thuốc này sẽ làm giảm sự co bóp dạ con và làm chậm quá trình chuyển dạ. Thuốc này còn gây ra tình trạng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, Meperidine được báo cáo là ít gây ra tình trạng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh hơn là những opioid khác. Butorphanol có thể được sử dụng. Nếu như có tình trạng suy hô hấp xảy ra, có thể sử dụng Naloxon dạng uống vốn là chất đối kháng opioid.
Thuốc ức chế enzym chuyển hoá Angiotensin
Những thuốc này có thể gây sự phát triển bất thường và có thể gây chết bào thai và trẻ sơ sinh. Có khoảng trên 12 trường hợp đã được báo cáo trên thế giới. Những ảnh hưởng có hại trên bào thai hầu như không xuất hiện trong khoảng thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ.
Những ảnh hưởng thường xuất hiện trong khoảng giai đoạn thứ hai, thứ ba của thai kỳ bao gồm những tổn thương trên bào thai và trẻ sơ sinh như hạ huyết áp, giảm sản não ở trẻ sơ sinh, tiểu khó, suy thận và tử vong.
Vì vậy những thuốc này không nên tiếp tục sử dụng nếu như phát hiện đang mang thai. Những trẻ sơ sinh phơi nhiễm với thuốc này khi còn trong tử cung nên được theo dõi cẩn thận về các tình trạng như hạ huyết áp, giảm niệu, tăng K huyết.
Thuốc chẹn Receptor của Angiotensin II
Thuốc chẹn Receptor của Angiotensin II cũng không nên tiếp tục sử dụng khi người phụ nữ phát hiện đang mang thai.
Thuốc điều trị bệnh đau thắt ngực: Nitrate
Những thuốc này làm giảm áp lực máu và có thể làm giảm lượng máu cung cấp nuôi dưỡng bào thai. Vì vậy những thuốc này chỉ sử dụng khi cần thiết.
Thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc ngủ: Benzodiazepine
Những thuốc này nên tránh sử dụng. Những thuốc này cùng những chất chuyển hoá của nó đi qua nhau thai và tích lũy trong máu bào thai. Nếu sử dụng thuốc trong khoảng thời gian 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây ra dị tật bào thai. Nếu sử dụng trong lúc chuyển dạ, thuốc có thể gây ra trạng thái an thần, suy hô hấp, nhược trương, hôn mê, hay giật mình, dễ bị kích thích, khó bú ở trẻ sơ sinh.
Thuốc kháng sinh
Beta lactams: Penicillins có thể qua nhau thai nhưng hầu như không gây ra những ảnh hưởng trên bào thai. Thuốc này được xem như an toàn hơn các kháng sinh khác. Cephalosporin cũng đi qua nhau thai và cũng được xem là an toàn, mặc dù thuốc này chưa được thử nghiệm tổng quát trên phụ nữ mang thai. Thuốc này có thời gian bán hủy ngắn, nồng độ thấp trong huyết tương, tốc độ đào thải nhanh ở phụ nữ mang thai. Carbapenem và Aztreonam cũng chưa được thử nghiệm trên phụ nữ mang thai và những ảnh hưởng trên bào thai chưa biết rõ.
Aminoglycosides (FDA xếp loại D): Đi qua nhau thai và có nồng độ trong huyết tương của bào thai bằng 10 – 15 % nồng độ huyết tương của người mẹ. Độc tính tai có thể xảy ra khi sử dụng Gentamicin. Những ảnh hưởng nghiêm trọng trên bào thai và trẻ sơ sinh chưa được báo cáo đối với những kháng sinh Aminoglycoside khác nhưng những kháng sinh này có nguy cơ gây nguy hiểm do có độc tính trên tai và thần kinh.
Clindamycin chỉ nên được sử dụng khi nghi ngờ nhiễm Bacteroides fragilis.
Fluoroquinolon: Chống chỉ định ở phụ nữ mang thai.
Macrolides: Erythromycin đi qua nhau thai và có nồng độ trong huyết tương bào thai chiếm đến 20% so với nồng độ trong huyết tương của người mẹ nhưng đến nay không có ảnh hưởng bất thường nào trên bào thai được báo cáo. Khi thử nghiệm trên thú vật, những tác hại được báo cáo đối với Clarithromycin và Dirithromycin, nhưng chưa thấy đối với Azithromycin. Clarithromycin chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai nếu như có biện pháp khác thay thế an toàn hơn.
Nitrofurantoin: Không nên sử dụng trong giai đoạn cuối của thai kỳ bời vì thuốc này có khả gây thiếu máu tiêu huyết ở trẻ sơ sinh.
Sulfonamides: Không nên sử dụng trong giai đoạn cuối thai kỳ vì có thể gây vàng da nhân ở trẻ sơ sinh
Tetracyclin: Thuốc bị chống chỉ định. Thuốc này qua nhau thai và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng và xương của bào thai. Thử nghiệm trên thú vật cho thấy thuốc này có thể gây độc bào thai.
Trimethoprim: Thuốc thường được sử dụng phối hợp với Sulfamethoxazol (Bactrim) chống chỉ định trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Nếu như thuốc này có đi qua nhau thai thì cũng đạt nồng độ trong huyết tương nhau thai tương đương như nồng độ trong huyết tương người mẹ. Đây là chất đối kháng acid folic do vậy có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá acid folic ở bào thai. Thuốc này gây ra quái thai ở thú thử nghiệm, nhưng một vài nghiên cứu trên phụ nữ mang thai vẫn chưa thấy có ảnh hưởng gây ra quái thai.
Vancomycin: Không được đề cập vì những ảnh hưởng trên bào thai chưa được biết rõ
Thuốc kháng nấm
Theo giảng viên hiện đang giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn, những thuốc kháng nấm hệ thống nói chung thường bị chống chỉ định.
Thuốc kháng Cholinergics
Atropin dạng tiêm tĩnh mạch qua nhau thai rất nhanh, sự ảnh hưởng trên bào thai phụ thuộc vào sự trưởng thành của thần kinh đối giao cảm.
Scopolamin có thể gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh và góp phần gây xuất huyết ở trẻ sơ sinh do giảm vitamin K – một yếu tố giúp cho sự đông máu.
Thuốc chống đông máu
Heparin không đi qua nhau thai và không có liên quan đến những khiếm khuyết bẩm sinh. Đây là thuốc chống đông máu được lựa chọn đối với người phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc này có liên quan đến 13 – 22% những hậu quả không mong muốn như là gây chết thai hoặc sinh non.
Wafarin đi qua nhau thai và gây xuất huyết ở trẻ sơ sinh, sẩy thai tự nhiên, sinh non, chết thai, dị thường bẩm sinh. Khoảng 30% bào thai nhạy với Wafarin có thể có tiền sử có liên quan đến chất chống đông máu. Nếu như người phụ nữ có thai trong quá trình điều trị bằng Wafarin, hãy thông báo cho người phụ nữ đó biết nguy cơ có hại đối với bào thai, và nên bàn đến việc ngưng có thai.
Thực tế, tốt nhất là phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng thuốc trong suốt thai kỳ. Đặc biệt trong ba tháng thứ nhất thai kỳ, các cơ quan của bào thai chưa có hình dạng đầy đủ và đang phát triển nhanh chóng, do đó việc sử dụng thuốc thời gian này dễ khiến trẻ dễ bị tổn thương.
Dược sĩ tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyến cáo, việc thay đổi độ tuổi mang thai và việc trẻ hóa các bệnh mạn tính, dược sĩ cần trang bị đầy đủ kiến thức để có thể đánh giá tính an toàn của việc sử dụng thuốc trong thai kỳ.