Tuy được coi là bệnh người già, nhưng Parkinson có thể biểu hiện ra ngoài ngay từ tuổi trung niên. Vậy các triệu chứng sớm cảnh báo bệnh Parkinson là gì và phương pháp phòng tránh như thế nào?
Rối loạn giấc ngủ là dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson
Contents
Một số dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh Parkinson
Khứu giác kém
Hầu hết bệnh nhân Parkinson đều nhận thấy sự thay đổi về khứu giác trước khi xuất hiện triệu chứng run rẩy hoặc các vấn đề vận động khác. 90% người bị Parkinson hoàn toàn không còn chức năng khứu giác.
Rối loạn giấc ngủ
Rối loạn hành vi giấc ngủ nhanh (RDB) khiến bệnh nhân bị kích động về thể chất trong quá trình ngủ. Họ có thể nói chuyện, la hét, vung tay chân mạnh hoặc đánh nhau khi ngủ. Trong một số trường hợp, người mắc RBD có thể tự làm thương bản thân.
Các nhà thần kinh học phát hiện người bị RBD càng nặng thì nguy cơ mắc bệnh Parkinson càng cao.
Liên quan đến vấn đề về đường tiêu hóa và nhu động ruột
Bệnh nhân Parkinson hay bị táo bón. Triệu chứng này thường xuất hiện từ rất sớm, đôi khi lên tới 20 năm trước khi bệnh nhân được chẩn đoán Parkinson.
Thường xuyên lo lắng
Luôn cảm thấy lo lắng là một trong những vấn đề lớn nhất mà những người bệnh Parkinson gặp phải, nguyên nhân có thể do sự thay đổi cân bằng hoạt động ở não. Những thay đổi này bắt đầu xuất hiện khoảng 10 năm trước khi một người được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson.
Đào tạo Điều dưỡng viên chuyên nghiệp Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn
Những phương pháp phòng tránh bệnh Parkinson
Một điều đáng buồn cho những ai có nguy cơ mắc bệnh là hiện nay trên thế giới chưa phát hiện ra một loại thuốc nào có khả năng chữa được căn bệnh trên. Mọi biện pháp can thiệp chỉ có thể giảm sự phát triển cũng như không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Vì thế, mỗi người chúng ta cần có những biện pháp nhất định để phòng tránh bệnh parkinson.
Chế độ dinh dưỡng
Bác sĩ Cao đẳng điều dưỡng, Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp người già giảm thiếu được tác nhân gây bệnh, cũng như giúp sức khỏe người già trở nên dẻo dai và khỏe mạnh hơn từ đó giúp phòng ngừa được nhiều bệnh lý khác.
Lúc này trong chế độ dinh dưỡng người cao tuổi cần bổ sung thêm nhiều loại trái cây, rau củ, quả, đặc biệt là chất xơ, hạn chế cho người già ăn đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, nước ngọt có ga và cả những thực phẩm giàu protein. Để phòng tránh bệnh, tốt nhất nên cho người già uống nhiều nước hoa quả, trà xanh và nước lọc. Duy trì chế độ dinh dưỡng này thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh parkinson.
Chế độ tập luyện
Vận động thường xuyên làm hệ cơ khỏe mạnh, dẻo dai hơn, tăng cường đề kháng, đây cũng là một trong những bí quyết sống khỏe sống lâu của toàn người già trên thế giới. Đặc biệt hơn, tập thể dục còn rất tốt cho những người có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cũng như giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh nguy hiểm khác. Một vài bài tập thể dục nhẹ nhàng và hợp lý cho độ tuổi người già lúc này như đi bộ, đứng lên ngồi xuống, vặn người, đạp xe. Vì sức khỏe cũng như hệ xương khớp của người già lúc này trở nên yếu và thoái hóa rất nhiều nên tốt nhất chỉ nên vận động nhẹ nhàng trong thời gian ngắn để duy trì được sự cân bằng cho cơ thể.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Một trong những cách giúp người già phòng tránh được bệnh parkinson tốt nhất đó là kiểm tra sức khỏe định kỳ. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện bệnh sớm hơn từ đó có chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt phù hợp với thể trạng của mỗi người. Quan trọng hơn việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời làm tăng khả năng chữa bệnh cũng như giảm thiểu tác động của bệnh đến sức khỏe con người. Ngoài ra, người già cần được ở những nơi thoáng mát, không khí trong lành, không bị ôi nhiễm.