Ở các vùng quê, cây đinh lăng là loại cây phổ biến có mặt ở hầu hết mọi nhà. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ công dụng vô cùng tuyệt vời của loại cây này.
Đinh lăng có nhiều tác dụng đối với sức khỏe mà không phải ai cũng biết
Thông tin về cây đinh lăng
Đinh lăng là một loại cây thuộc họ nhân sâm, còn gọi là cây gỏi cá. Thân cây nhẵn và không có gai, chiều cao trung bình của cây đinh lăng là từ 0,8m-1,5m. Lá, hoa và quả của loại cây này rất đặc biệt. Lá kép 2-3 lần, có hình dạng xẻ lông chim và có mùi rất thơm. Hoa có màu lục nhạt hoặc trắng xám, mọc thành tán, trong mỗi tán có rất nhiều hoa nhỏ, cụm hoa có hình dạng khuy ngắn. Quả màu trắng bạc, có hình dẹt và thường dài khoảng 3-4mm.
Cây có khả năng tái sinh dinh dưỡng. Người ta thường trồng chủ yếu bằng cách giâm cành; chọn những cành già, chặt thành đoạn ngắn 15-20cm, cắm nghiêng xuống đất. Trồng vào tháng 2-4 hoặc thánh 8-10. Đinh lăng ưa đất cao ráo, hơi ẩm nhiều màu.Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể chế biến thành thuốc. Từ thân cành lá cho đến toàn bộ rễ và vỏ cây.
Lá đinh lăng chứa ít nhất 8 loại saponin oleanolic mới, tên lần lượt là polysciosides từ A đến H. Phần lá có tác dụng bồi bổ cơ thể, chống viêm, kháng độc tố, kháng khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa nên thường được hái và ăn kèm nhiều loại đồ ăn sống.
Rễ cây đinh lăng cong queo, có màu vàng nhạt. Mặt ngoài rễ cây màu trắng xám có nhiều vết gấp, nhiều lỗ vỏ và có vết tích của các rễ con. Trong rễ cây chứa nhiều hoạt chất, vitamin và acid amin. Y học cổ truyền ứng dụng rễ đinh lăng là thuốc giúp lợi tiểu, giảm đau nhức dây thần kinh và giảm đau nhức xương khớp.
Có tất cả 7 loại đinh lăng khác nhau:
Đinh lăng lá nhỏ: Hay còn gọi là đinh lăng nếp, sâm nam dương. Đây là loại đinh lăng phổ biến nhất mà chúng ta thường biết đến.
Đinh lăng lá to: Hay còn gọi là đinh lăng tẻ. Loại này khá hiếm, lá to, có hình thuôn dày hơn loại đinh lăng lá nhỏ.
Đinh lăng lá tròn: Hay còn gọi là đinh lăng vỏ hến. Có dáng to, lá hình tròn, xen kẽ màu xanh và trắng rất hài hòa, đẹp mắt, chủ yếu trồng làm cảnh.
Đinh lăng đĩa: Loại cây có dáng to, rất ít người biết tới, thường được trồng làm – cảnh.
Đinh lăng lá răng: Lá xé răng cưa, có bản tròn, bán nhiều ở các cửa hàng cây cảnh dùng trang trí trong nhà.
Đinh lăng lá bạc: Hay còn gọi là đinh lăng viền. Có hình dáng gần giống với loại lá răng, chỉ có một điểm khác phân biệt là viền lá có màu trắng rất nổi bật, thường trồng làm cây cảnh bonsai.
Đinh lăng lá vằn: Loại này có lá rất đẹp giống như những cánh hoa, rất hiếm gặp.
Tuyển sinh Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn năm 2019
Tác dụng của đinh lăng trong điều trị bệnh
Đinh lăng được biết đến như là một loại thảo dược quý, nhưng tác dụng chữa bệnh của nó không phải ai cũng biết, sau đây là những tác dụng chữa bệnh của đinh lăng vô cùng hữu hiệu mà các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn liệt kê:
- Chữa bệnh lười hoạt động, mệt mỏi.
- Trị tắc tia sữa, căng vú sữa.
- Chữa lành vết thương, trị sưng đau cơ khớp.
- Trị phong thấp gây tê nhức tay chân, đau mỏi lưng gối.
- Chữa chứng thiếu máu.
- Trị sốt lâu ngày gây ho, khát, nhức đầu, nước tiều vàng, ngực đau tức.
- Trị liệt dương.
- Giúp bồi bổ cơ thể, trị chứng dị ứng.
- Bồi bổ sức khỏe cho sản phụ, người mới ốm dậy.
- Phóng chứng co giật ở trẻ em.
- Trị chứng lo lâu ngày không dứt.
- Trị bệnh gout, đau lưng, tê khớp, mỏi gối.
- Trị chứng mất ngủ.
- Trị mụn.
- Làm trắng da.
Lưu ý: Nếu dùng nhiều có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, phá vỡ tế bào máu. Vì vậy, trước khi sử dụng cần tìm hiểu thật kĩ, dùng với liều lượng phù hợp, đúng bệnh hoặc hỏi ý kiến bác sĩ và người có chuyên môn. Không dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai.