Những chia sẻ về bệnh vảy cá ở chân từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Bệnh vảy cá ở chân là một bệnh lý khiến da khô ráp như vảy cá, đặc biệt tập chung ở cẳng chân. Bệnh tuy ít ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ người bệnh

Bệnh vảy cá ở chân
Bệnh vảy cá ở chân

Hãy theo dõi bài viết sau đây để được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc về bệnh vảy cá ở chân!

BỆNH VẢY CÁ Ở CHÂN

Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, bệnh vảy cá ở chân là một loại bệnh lý về da với biểu hiện là da khô ráp như vảy cá, đặc biệt tập trung ở tay và cẳng chân. Đây là căn bệnh có tính chất di truyền, bệnh xuất hiện rất sớm, ngay từ những tháng đầu hoặc năm đầu sau khi sinh, có thể là 2-¬3 năm sau sinh, trẻ sẽ xuất hiện các triệu trứng của bệnh.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VẢY CÁ Ở CHÂN

Nguyên nhân gây bệnh vảy cá ở chân có thể do:

  • Do di truyền trong gia đình: Bệnh vảy cá ở chân có hình thức di truyền là kết quả của đột biến gen. Gen đột biến được truyền từ thế hệ trước qua các thế hệ kế tiếp trong gia đình. Tuy nhiên cũng có thể trong một gia đình chỉ có một người bị ảnh hưởng bởi gen đột biến này.
  • Do yếu tố truyền nhiễm: nguyên nhân gây bệnh vảy cá do yếu tố truyền nhiễm chủ yếu nhất là do nhiễm chất hóa học.Với điều kiện môi trường sống hiện nay, các chất thải công nghiệp, các chất hóa học, chất độc kim loại nặng…, được thải ra môi trường một cách bừa bãi gây ô nhiễm nặng. Các chất này đi vào cơ thể dần trở thành các bệnh tiềm ẩn cực lớn, từ đó là nguyên nhân dẫn tới bệnh vảy cá. Ngoài ra, bệnh vảy cá xuất hiện còn có thể do cơ thể bị nhiễm vi khuẩn và các loại nấm da chân khuẩn truyền nhiễm.
  • Do yếu tố tinh thần: Khi tinh thần phải chịu quá nhiều áp lực, thường xuyên căng thẳng, lo âu, lao lực… sẽ sinh ra bệnh. Yếu tố tinh thần quyết định rất lớn đến thể chất của người bệnh.
  • Do thể chất người bệnh: Khi người bệnh mắc phải một số căn bệnh như ung thư, thận (thận) suy mãn tính, hoặc bệnh tuyến giáp…thì sẽ tạo điều kiện hình thành lên bệnh vảy cá.

TÁC HẠI CỦA BỆNH VẢY CÁ Ở CHÂN

Vùng bàn tay, chân bị vảy cá thường khô ráp, tróc da, nứt nẻ ở ria, gót chân và đầu các ngón. Nếu không giữ gìn vệ sinh, người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát gây sưng tấy.

Vào mùa hè, vùng da bệnh bị ngứa, nổi mụn nước như trong bệnh tổ đỉa, lâu ngày có thể làm các móng xù xì lỗ chỗ.

Vào mùa đông, tình trạng nứt nẻ càng nặng thêm, phần da bệnh dễ bị toác ra, rớm máu, nứt sâu ở gốc ngón gọi là đứt cổ gà, đi lại đau đớn.

Bệnh để lâu có thể gây nhiễm khuẩn, ăn sâu vào da, xương, máu biến chứng rất nguy hiểm.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VẢY CÁ Ở CHÂN

Phương pháp hiệu quả được áp dụng để điều trị bệnh vảy cá ở chân là Đông Tây y kết hợp. Cụ thể là sử dụng các bài thuốc uống và thuốc ngâm của Đông y, kết hợp cùng các phương pháp của Tây y như sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc bôi và liệu pháp PUVA (Quang hóa trị liệu).

Thuốc Tây y (thuốc uống, thuốc bôi)

Thuốc uống có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp đề kháng tốt với bệnh chân bị vảy cá, ngoài ra còn có công dụng ngăn ngừa vẩy cá trở lại.

Thuốc bôi có tác dụng sát khuẩn, làm bong vẩy, tái tạo vùng da bị viêm mà không để lại sẹo.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền uy tín

Thuốc Đông y (thuốc uống, thuốc tắm)

Thuốc uống: Theo Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn, thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc tiêu viêm, tăng cường chức năng khử độc của gan, thải độc của thận, tái tạo sức sống mới cho làn da.

Thuốc tắm có tác dụng làm dịu da, giảm các triệu chứng ngứa, rát của vẩy cá. Đồng thời cũng ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào da.

Liệu pháp quang hoá trị liệu (PUVA) trong trị liệu vảy cá là một phương pháp được dùng phổ biến trên thế giới từ nhiều năm nay và cho hiệu quả tối ưu đối với bệnh này. PUVA có tác dụng nhanh và cải thiện đáng kể tình trạng bệnh so với các phương pháp khác nhờ ngăn cản quá trình tăng sinh vẩy và ức chế các dị nguyên.

Việc trị liệu bằng quang hoá trị liệu được áp dụng khi có đợt bệnh phát. Sau khi được khám và làm các xét nghiệm, bệnh nhân sẽ uống thuốc Psoralen để tạo cảm ứng ánh sáng rồi mới chiếu tia. Số lần chiếu tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương của từng người; thông thường là 2¬-3 lần/tuần để trị liệu tấn công và 1 lần/tuần để trị liệu duy trì; mỗi giai đoạn như vậy kéo dài khoảng 2 tháng.

Ưu thế của phương pháp:

  • Tính thẩm mỹ cao: không để lại sẹo, không gây sần da
  • Tính toàn diện cao: tấn công bệnh từ trong ra ngoài, cả nguyên nhân lẫn triệu chứng.
  • Thời gian trị liệu và hồi phục ngắn: do không có tổn thương trên da nên thời gian trị liệu và hồi phục nhanh.
  • An toàn, hiệu quả: thuốc đông y không gây tác dụng phụ. Tia laser chiếu vị chính xác, loại bỏ mụn nhanh, không đau.

Trên đây là những thông tin về bệnh vảy cá ở chân được Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đến bạn đọc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *