Một số chia sẻ từ Y sĩ YHCT Sài Gòn về bệnh giời leo

Giời leo là bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người ai cũng đã từng mắc phải. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì và triệu chứng ra sao? Phương pháp điều trị bệnh như thế nào?

Bệnh giời leo
Bệnh giời leo

Các y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin về bệnh giời leo qua bài viết sau đây!

BỆNH GIỜI LEO LÀ GÌ?

Y sĩ Y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, Giời leo (hay còn gọi là bệnh zona) là một bệnh thường kèm theo những đau đớn kéo dài từ 6 tháng đến vài năm. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, hiện nay đã có vắc xin tiêm phòng có thể phòng được cả bệnh thủy đậu và bệnh giời leo.

Bệnh giời leo thường xuất hiện vào mùa mưa với thời tiết lạnh, độ ẩm cao kết hợp với cơ địa mệt mỏi, sức đề kháng yếu. Bệnh có thể xuất hiện ở tất cả các vùng da bên ngoài cơ thể như bụng, hai bên sườn, cổ, vai, mặt, lưng … nhưng giời leo ở phần hố mắt là nguy hiểm nhất và khó điều trị nhất.

Bệnh giời leo lây lan, khi dùng tay tiếp xúc vào vùng da bị bệnh rồi sờ vào những vùng da khác sẽ làm cho bệnh lây lan ra nhiều hơn. Do đó, khi xuất hiện các vệt đỏ dài dù có rất ngứa, khó chịu tuyệt đối không dùng tay để gãi.

Nguyên nhân và yếu tố gây bệnh

Giời leo là bệnh viêm dây thần kinh do virus nhóm Herpes gây ra, có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể con người nhưng thường gặp nhất là ở vùng liên sườn, gần tai và đùi trong. Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện ở bụng, cổ, vai, mặt, lưng, nguy hiểm nhất và khó điều trị nhất là ở hố mắt.

Yếu tố nguy cơ:

  • Bệnh hay phát về mùa mưa, thời tiết lạnh, độ ẩm cao.
  • Cơ thể mệt mỏi, stress kéo dài…
  • Sức đề kháng yếu.

Triệu chứng thường gặp của bệnh

Bệnh giời leo có những dấu hiệu và triệu chứng bệnh như sau:

  • Tổn thương da đau rát như bị trầy xước hay bỏng, ngứa râm ran giống bị kim châm, thường xuất hiện ở các vùng da bị hở hoặc có nhiều trường hợp rải rác khắp người.
  • Xuất hiện mụn nước cấp tính ở những vùng nhiễm bệnh. Thời gian đầu các mụn sẽ nhỏ li ti sau đó lan rộng thành từng mảng.
  • Sốt nhẹ do mệt mỏi vì phải chịu đau đớn cả bên trong và bên ngoài.
  • Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như: giảm thính lực một bên tai, mất vị giác phần trước lưỡi, chóng mặt, hoa mắt, ù tai và có thể yếu một bên mắt. Tình trạng này khiến người bệnh bị chảy nước mũi, thức ăn sẽ bị mắc kẹt ở nửa bên bị ảnh hưởng và gây ra tình trạng khô mắt.

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH GIỜI LEO

Thanh nhiệt và giải độc cơ thể

Thanh nhiệt và giải độc cơ thể là phương pháp rất cần thiết bởi:

  • Lúc này cơ thể bệnh nhân có sức đề kháng rất yếu nên cần bổ sung vitamin, các loại khoáng chất, chất dinh dưỡng cần thiết để nâng cao sức đề kháng chống lại virus gây bệnh.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung thêm nước chanh, nước cam tươi để tăng khả năng giải độc và hàm lượng vitamin cho cơ thể.
  • Ăn các thức ăn thanh nhiệt, giải độc: Đậu xanh hầm, sâm bổ lượng, hạt sen, rau má, khổ qua…

Sử dụng gạo nếp và đỗ xanh

Theo Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn, gạo nếp và đỗ xanh có tác dụng thấm hút nước rất nhanh, nên nhai nhỏ gạo nếp với đỗ xanh theo tỉ lệ 1:1 và đắp vào vùng da bị giời leo, gạo nếp trộn đỗ xanh sẽ thấm hút dịch nước ở vùng da bị giời leo giúp cho vùng da đó nhanh khô , mau lành bệnh , đồng thời tránh được tình trạng nốt giời leo bị vỡ khiến dịch nước lan ra vùng da xung quanh khiến khả năng phát tán bệnh càng nhanh hơn.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền uy tín

Dùng thuốc chống đau, chống viêm

  • Đây là triệu chứng phải giải quyết đầu tiên, bệnh nhân nên được dùng các thuốc giảm đau thuộc nhóm không sterroide để tránh khỏi cảm giác khó chịu.
  • Vùng tổn thương phải được giữ gìn sạch sẽ và được chăm sóc bằng gạc tẩm huyết thanh hoặc dung dịch alumilum acetate 5%.
  • Bôi các dung dịch sát khuẩn và góp phần làm khô vết thương như milian, eosin.

Sử dụng thuốc kháng virus

Nhằm rút ngắn thời gian biểu hiện của bệnh, chống đau hiệu quả, phòng ngừa các biến chứng sau khi tổn thương đã lành. Các thuốc chống virus nhóm acyclovir được xem là hiệu quả nhất gồm: Acyclovir, famciclovir, Valacyclovir.

Trường hợp tổn thương nhẹ, bạn có thể đến tiệm thuốc để mua một trong các loại thuốc trên và sử dụng theo chỉ dẫn, tổn thương sẽ khô nước dần và lành hẳn trong 5ngày sau khi dùng thuốc.

Đối với những bệnh nhân bị nặng thì nên sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa da liễu để có phương pháp điều trị phù hợp, hạn chế các biến chứng sau bệnh có thể xảy ra.