Lưu ý một số tác dụng phụ của thuốc ngừa thai khẩn cấp

Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp là một hình thức ngừa thai phổ biến khi quan hệ tình dục không được bảo vệ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp không hợp lý có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn

Thuốc ngừa thai khẩn cấp
Thuốc ngừa thai khẩn cấp

Hãy cùng các bác sĩ, dược sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu thuốc tránh thai khẩn cấp qua bài viết sau đây!

CÓ NHỮNG LOẠI THUỐC TRÁNH THAI KHẨN CẤP NÀO?

Theo dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, có 3 loại thuốc tránh thai khẩn cấp chính, có loại cần đơn thuốc và có loại không cần đơn thuốc. Bạn chỉ có thể uống trong giới hạn 1 – 2 viên thuốc tùy thuộc vào hãng thuốc và liều dùng của từng loại thuốc.

  • Levonorgestrel: Levonorgestrel là loại thuốc hormone được sử dụng trong một số biện pháp ngừa thai trong đó có tránh thai khẩn cấp. Thuốc được sử dụng cho mọi đối tượng và sẵn có ở các nhà thuốc như My way, Plan B One-step, Preventeza, Take action.
  • Thuốc tránh thai kết hợp (birth control bills): Thuốc tránh thai kết hợp cũng được sử dụng tránh thai khẩn cấp. Loại thuốc này ít hiệu quả và dễ gây ra triệu chứng buồn nôn hơn thuốc levonorgestrel. Bạn cần uống ít nhất 2 viên thuốc mới có tác dụng tránh thai khẩn cấp. Đây là loại thuốc được kê theo đơn. Vì vậy, bạn cần gặp bác sĩ để chắc chắn dùng đúng liều lượng.
  • Ulipristal: Là một bộ điều biến thụ thể progesterone chọn lọc được sử dụng với mục đích tránh thai khẩn cấp (Ella) hoặc điều trị u xơ tử cung (Fibristal). Trong đó, Ella là thuốc tránh thai không chứa nội tiết tố mà chỉ chứa ulipristal có tác dụng ngăn cản hoạt động của các loại hormone chính cần thiết cho việc thụ thai. Tuy nhiên, thuốc này là loại kê đơn do đó khi muốn sử dụng bạn phải thăm khám hỏi ý kiến bác sĩ.

NHỮNG TÁC DỤNG PHỤ THƯỜNG GẶP CỦA THUỐC TRÁNH THAI KHẨN CẤP?

Thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ nên là lựa chọn cuối cùng bạn nghĩ đến, do so về độ an toàn và hiệu quả thì có nhiều phương pháp hiệu quả hơn phương pháp này. Trên thực tế sau khi tư vấn cho rất nhiều các bạn trẻ đã đi quá giới hạn, quan hệ không an toàn dùng thuốc thì gặp phải khá nhiều các tác dụng phụ.

Nhiều trường hợp hết sức đau lòng khi một số bạn còn mất khả năng làm mẹ vì dùng quá nhiều thuốc ngừa thai khẩn cấp. Bởi thế các bạn cần nắm rõ các tác dụng phụ của thuốc trước khi uống thuốc ngừa thai cấp tốc này. Một số tác dụng phụ phổ biến nhất liên quan đến thuốc tránh thai khẩn cấp dạng viên uống bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Thay đổi kinh nguyệt
  • Chóng mặt
  • Vú mềm
  • Nôn
  • Tăng cân
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Thay đổi tâm trạng
  • Khí hư
  • Chửa ngoài tử cung
  • Uống thuốc những vẫn có thai
  • Ra máu âm đạo bất thường

Bạn nên đến gặp các nhân viên y tế để tham khảo cách giảm buồn nôn, họ sẽ kê một số loại thuốc chống nôn để bạn sử dụng trước khi dùng thuốc tránh thai. Nếu bạn bị nôn trong vòng 2 giờ sau khi dùng thuốc, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn xem có nên tiếp tục sử dụng loại thuốc tránh thai đó hay lặp lại liều dùng không.

Đối với trường hợp sử dụng levonorgestrel, bạn cũng có thể bị chảy máu bất thường. Nó sẽ biến mất theo thời gian cho đến chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Tuy nhiên, levonorgestrel có thể khiến kỳ kinh nguyệt tiếp theo của bạn nặng hơn hoặc nhẹ hơn bình thường. Nó cũng có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn bình thường. Nếu bạn không có kinh trong vòng 3 tuần, hãy đi thử thai để đảm bảo bạn không có thai.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ uy tín chuyên nghiệp
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ uy tín chuyên nghiệp

THUỐC NGỪA THAI KHẨN CẤP CHỈ DÙNG TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?

Tất cả phụ nữ ở mọi lứa tuổi đang trong độ tuổi sinh sản đều có lúc cần sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Chúng ta không có chống chỉ định chính xác của thuốc tránh thai khẩn cấp cho bất kỳ đối tượng nào cũng như không có giới hạn tuổi tác trong việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.

Tuy nhiên, chúng ta đều biết thuốc tránh thai khẩn cấp là con dao hai lưỡi vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của người phụ nữ. Do đó, theo lời khuyên từ bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, thuốc chỉ nên sử dụng trong nhiều trường hợp đặc biệt như:

  • Bao cao su bị rách, trượt hoặc không được dùng đúng cách
  • Bỏ lỡ 3 ngày uống thuốc tránh thai hàng ngày trở lên
  • Đối với thuốc tránh thai chỉ chứa proestogen, uống trễ 3 giờ so với thời gian dùng thuốc cố định hàng ngày hoặc hơn 27 giờ sau liều dùng trước đó
  • Đối với thuốc tránh thai thông thường (0,75mg), uống trễ hơn 12 giờ so với thời gian dùng thuốc cố định hàng ngày hoặc hơn 36 giờ sau liều dùng trước đó
  • Đối với thuốc tiêm proestogen norethisterone enanthate (NET-EN) dùng trễ 2 tuần
  • Đối với thuốc tiêm proestogen chỉ có depot-medroxyprogesterone acetate (DMPA) là trễ hơn 4 tuần
  • Đối với biện pháp tránh thai tiêm kết hợp (CIC) là trễ hơn 7 ngày

Trên đây là những thông tin tham khảo về những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc ngừa thai khẩn cấp. Tuy nhiên, nếu uống thuốc tránh thai khẩn cấp vì lý do bất khả kháng, chị em nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc, uống càng sớm càng tốt sau khi quan hệ, uống đủ liều lượng và đúng thời gian quy định. Mong bài viết có thể góp phần nào giúp các chị em giữ gìn được sức khỏe bản thân mà vẫn không bị mang thai ngoài mong muốn.