Lưu ý chung về bệnh ghẻ nước từ Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn

Bệnh ghẻ nước gây ra những cơn ngứa vô cùng khó chịu, đặc biệt về buổi đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe người bệnh. Vậy khi bị bệnh ghẻ nước cần lưu ý những gì?

Bệnh ghẻ nước
Bệnh ghẻ nước

Ghẻ nước là bệnh ghẻ hình thành nên các mụn nước do ký sinh trùng cái ghẻ (Sarcoptes scabie hominis) gây ra. Chúng đào hang ở lớp sừng sau đó đẻ trứng, hơn 20 ngày sau đó ký sinh trùng ghẻ sẽ trưởng thành và khoảng hơn 3 tháng ghẻ cái có thể đẻ 150 triệu con.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH GHẺ NƯỚC

Do sự lây truyền

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết bệnh ghẻ có thể lây truyền từ người này sang người khác, do việc tiếp xúc gần gũi, như ngủ chung giường, mặc chung quần áo. Sự lây truyền cũng mang tính chất gia đình, nếu một thành viên trong nhà bị ghẻ thì khả năng những thành viên khác trong gia đình bị ghẻ là rất cao.

Đây cũng là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục

Khi bị bệnh ghẻ ngứa người bệnh gãi nhiều cũng khiến ký sinh trùng phát tán trong không khí, khiến lây lan. Hoặc làm tăng tình trạng lở loét, bội nhiễm khiến da bị tổn thương nặng, nhiễm trùng thứ phát (mưng mủ)

Do kí sinh trùng con cái ghẻ

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ nước là gì? Thủ phạm gây nên bệnh ghẻ là kí sinh trùng con cái ghẻ gây nên. Con ghẻ đực sẽ không có khả năng gây bệnh vì vậy chúng sẽ chết ngay sau khi giao hợp. Sau khi xâm nhập vào cơ thể thông qua biểu bì da, con cái ghẻ sẽ gây bệnh, đào hầm và đẻ trứng trên da. Khi đã trú ngụ trong da, con ghẻ cái sẽ liên tục để trứng trong khoảng 4-6 tuần liền, lượng trứng chúng đẻ mỗi ngày là 2-3 trứng.

Loài ghẻ hay còn gọi là Sarcaptes scabiei, gây nên những triệu chứng ngứa trên da người.

Ghẻ có kích thước nhỏ khoảng 0,2 – 0,4mm, do đó không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng ký sinh ở bề mặt da và trong da người, để sinh sôi, phát triển. Thời gian phát triển từ trứng đến ghẻ trưởng thành, ít nhất trong khoảng 14 ngày.

Thời gian ghẻ cái sống ký sinh trên cơ thể người trong khoảng từ 1-2 tháng. Khi rời khỏi vật chủ kí sinh chúng chỉ sống được vài ngày. Nơi chúng thường ký sinh là ở những khu vực da mỏng, có nếp gấp kẽ ngón tay, cạnh bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, nếp gấp đầu gối, dương vật, vú và bả vai.

Do môi trường sống quá bẩn

Khi môi trường sống quá bẩn cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh ghẻ. Tình trạng khói bụi, nhiều nấm mốc, không khí ẩm, ở những người lười vệ sinh cá nhân cũng rất dễ mắc bệnh ghẻ.

Người bệnh bị bệnh ghẻ nước thường bị ngứa sẽ gãi nhiều và rất dễ gây sang thương, nhiễm khuẩn và có thể gây biến chứng viêm cầu thận. Chính vì vậy, bạn nên đi khám ở cơ sở y tế khám da liễu ở Hà Nội để được khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh ghẻ nước là gì và đưa ra phương pháp điều trị sớm, tránh những biến chứng có thể xảy ra.

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH GHẺ NƯỚC

Giai đoạn đầu: 1 tuần trước khi có các dấu hiệu của bệnh ghẻ nước, hầu hết mọi người không thể phát hiện được sự tồn tại của ghẻ, sau đó cơn ngứa sẽ dần dần gia tăng, chủ yếu vào ban đêm.

Giai đoạn sau: Bước sang giai đoạn này, dấu hiệu bệnh ghẻ nước là vùng bị thương tổn xuất hiện những đường hang ngoằn ngoèo, hình chữ chi, dài vài mm, màu trắng xám. Phía đầu đường hang cái ghẻ làm tổ có mụn nước kích thước 1 – 2mm. Do cào gãi làm trầy xước da tạo nên các vết trợt vẩy tiết đóng sẹo thẫm màu.

Vị trí khu trú chính của ghẻ nước là cùi tay, ngấn cổ tay, kẽ ngón tay, quanh rốn, bờ trước nách… Trẻ em dễ bị ở lòng bàn chân. Nam giới có thể bị ghẻ nước ở bao quy đầu; nữ giới cần chú ý ở núm vú.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo KTV chăm sóc da uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo KTV chăm sóc da uy tín

BIỆN PHÁP PHỔ BIẾN ĐỂ LOẠI BỎ GHẺ NƯỚC

Cũng theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, bệnh ghẻ nước nếu để kéo dài mà không có biện pháp ngăn chặn tích cực sẽ có nguy cơ biến chứng nhiễm khuẩn sang mụn mủ, viêm da hóa, eczema, nguy hiểm nhất là viêm cầu thận cấp. Chính vì vậy, người bị ghẻ nước cần sớm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để có hướng điều trị tận gốc căn bệnh này. Tùy vào triệu chứng, mức độ của bệnh bác sĩ da liễu sẽ chuẩn đoán đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.

Muốn đẩy lùi bệnh ghẻ nước một cách dứt điểm cần trị liệu từ ngoài vào trong vì cái ghẻ ẩn nấp trong lớp hạ bì, phải đưa thuốc vào đúng vị trí nó ẩn náu thì mới phát huy tối đa tác dụng. Hiểu được nguyên lí ấy, các bác sĩ chuyên khoa da liễu đã dùng nhiệt độ, độ ấm cùng với nồng độ hợp lí của các loại thuốc thảo dược để xông hơi, đánh lùi cái ghẻ tử bên trong, tiêu diệt bệnh từ căn nguyên đến triệu chứng.

Các loại thuốc này đều là thảo dược tự nhiên nên chẳng những an toàn với da mà còn cung cấp sức sống, giúp da sớm lấy lại vẻ khỏe khoắn ban đầu mà không gây ra bất kì thương tổn nào. Chính vì thuốc được đưa vào qua đường mà cái ghẻ đã đào hang trên hạ bì nên vừa có tác dụng thải độc, điều hòa khí huyết vừa tiếp cận và tiêu diệt cái ghẻ một cách toàn diện, nguy cơ tái phát được ngăn chặn.

Bên cạnh thực hiện cách chữa trị bệnh ghẻ nước theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng cần chú ý giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ; tránh dùng chung vật dụng cá nhân với người khác; giặt sạch và luộc sôi đồ dùng… để tránh trở thành nguồn lây nhiễm cho cộng đồng.