Hiểu Rõ Hơn Về Căn Bệnh Đau Dạ Dày Cùng Chuyên Gia Dược Sài Gòn

Hiện nay đau dạ dày là bệnh khá phổ biến và đang có chiều hướng gia tăng. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều người còn chưa nắm được những điều cơ bản về đau dạ dày cũng như cách phòng bệnh?

Đau dạ dày có thể gặp ở mọi lứa tuổi

Đau dạ dày có thể gặp ở mọi lứa tuổi

Vai trò của dạ dày là gì?

Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết dạ dày có 4 chức năng sau:

  • Vận động: trương lực dạ dày, áp lực trong lòng dạ dày khoảng 8-10 cm H2O, có áp lực là nhờ sự co bóp thường xuyên của lớp cơ dạ dày. Khi dạ dày đầy, trương lực giảm đi chút ít, khi dạ dày vơi trương lực tăng lên, trương lực cao nhất khi dạ dày rỗng.
  • Tạo nhu động: khi thức ăn vào dạ dày thì 5-10 phút sau dạ dày mới có nhu động, nhu động bắt đầu từ phần giữa của thân dạ dày, càng đến gần tâm vị thì nhu động càng mạnh và sâu. Cứ 10-15 giây sẽ có 1 sóng nhu động. Kết quả co bóp của dạ dày là nhào trộn thức ăn với dịch vị, nghiền nhỏ thức ăn và tống thức ăn xuống ruột.
  • Bài tiết: mỗi ngày dạ dày bài tiết khoảng 1-1,5 lít dịch vị, protein của huyết tương (đặc biệt là albumin, globulin miễn dịch), các enzym pepsinozen và pepsin, glycoprotein, yếu tố nội sinh (glycoprotein chứa ít glucid) và axid.
  • Tiêu hóa: HCl có tác dụng hoạt hoá men tiêu hoá, điều chỉnh đóng mở môn vị và kích thích bài tiết dịch tụy. Chất nhầy có nhiệm vụ bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của chính dịch vị. Pepsinogen với sự có mặt của HCl sẽ phân chia protein thành các polypeptid và làm đông vón sữa. Yếu tố nội tại có tác dụng làm hấp thu vitamin B12. Dạ dày cũng sản xuất secretin, một nội tiết tố kích thích tụy bài tiết dịch.

Nguyên nhân gây đau dạ dày là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày trong đó thuyết về thần kinh thuyết phục hơn cả nên đã tồn tại trong nhiều thập niên qua. Song hành với thuyết thần kinh, là thuyết về vi khuẩn tồn tại ở niêm mạc và dưới niêm mạc dạ dày gây bệnh. Cho đến năm 1983, hai nhà khoa học người Australia (Warren và Marshall) mới thành công trong việc nuôi cấy, phân lập để xác định được loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày – tá tràng và công bố cho toàn thế giới biết kẻ thù nguy hiểm gây bệnh lý viêm loét dạ dày – tá tràng là loại vi khuẩn Helicobacter pylori.

Biểu hiện của người bị đau dạ dày là gì?

Biểu hiện của người bị đau dạ dày là gì?

Người bị đau dạ dày thường có biểu hiện gì?

Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng – Giảng viên Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết người bị đau dạ dày thường đau bụng vùng thượng vị: đau có chu kỳ (loét dạ dày, loét tá tràng) hoặc đau không chu kỳ (đau do viêm dạ dày-tá tràng hoặc ung thư dạ dày). Đau có lan xuyên với loét dạ dày lan lên trên và sang trái, với loét hành tá tràng lan ra sau lưng và sang phải. Đau có liên quan đến bữa ăn: loét dạ dày đau khi no, loét hành tá tràng đau khi đói, ăn vào sẽ hết đau.

Kém ăn là một triệu chứng không đặc hiệu (ăn mất ngon, ăn ít hơn), cũng có thể do nguyên nhân khác như bệnh gan, thận… Ợ là biểu hiện của rối loạn vận động dạ dày, do lỗ tâm vị đóng không kín. Thức ăn lưu lại trong dạ dày quá lâu sẽ sinh hơi. Thức ăn và hơi có thể lên tận trên miệng mà người có bệnh cảm thấy vị chua. Ợ có thể gặp ở các bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, hẹp môn vị, rối loạn chức năng cơ vòng tâm vị. Ợ có thể gặp ở các bệnh ngoài dạ dày như suy gan do hay bất cứ nguyên nhân gì khác. Hội chứng bán tắc ruột cũng có thể gặp. Các bệnh của dạ dày gây nôn và buồn nôn bao gồm viêm dạ dày, đợt tiến triển của loét dạ dày-tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị do bất cứ nguyên nhân gì, chảy máu dạ dày, các bệnh ngoài dạ dày như viêm não, u não… Chảy máu dạ dày có thể là một triệu chứng, có thể là một biến chứng của viêm dạ dày cấp do thuốc, ung thư dạ dày, loét dạ dày-tá tràng, u lành dạ dày, hội chứng Mallory- Weiss, tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

Bệnh nhân đau dạ dày nên sử dụng những thực phẩm gì?

Bệnh nhân không nên tự điều trị mà phải đi khám bệnh để được thầy thuốc chẩn đoán cẩn thận, cho làm các xét nghiệm như chụp dạ dày, nội soi dạ dày…để chẩn đoán xác định bệnh. Ăn uống hợp vệ sinh là quan trọng nhất. Đối với người có hội chứng dạ dày – tá tràng nên kiêng tuyệt đối rượu, bia, chất chua cay và thuốc lá, thuốc lào, các chất gây kích thích khác như trà đặc, cà phê, vì những chất này có khả năng làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

Các loại thực phẩm người đau dạ dày nên dùng như trứng, sữa, gạo nếp, … Uống sữa với chế độ hợp lí sẽ có tác dụng tốt đối với bệnh đau dạ dày. Nên hạn chế ăn các món nướng, chiên rán, các đồ ăn nhanh để phòng bệnh ung thư dạ dày.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *