Dược sĩ Trường Dược Sài Gòn và những chia sẻ về thuốc Endoxan

Thuốc Endoxan có thành phần và dạng bào chế như thế nào? Thuốc được dùng để điều trị bệnh gì? Liều lượng sử dụng thuốc ra sao và cần lưu ý gì khi dùng thuốc?

Thuốc Endoxan
Thuốc Endoxan

Bài viết này các Bác sĩ, Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin cụ thể nhất về thuốc Endoxan!

THÔNG TIN TỔNG QUÁT VỀ THUỐC ENDOXAN

Thành phần

  • Mỗi 1 viên: Cyclophosphamide monohydrate 53,5mg, tính theo Cyclophosphamide khan 50mg.
  • Mỗi 1 lọ: Cyclophosphamide monohydrate 213,8mg (tính theo: Cyclophosphamide khan 200mg); Cyclophosphamide monohydrate 534,5mg (tính theo Cyclophosphamide khan 500mg)

Dạng bào chế và quy cách đóng gói

  • Viên bao hàm lượng 50 mg: Hộp 50 viên.
  • Bột pha tiêm hàm lượng 200 mg: Hộp 50 lọ.
  • Bột pha tiêm hàm lượng 500 mg: Hộp 1 lọ.

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG THUỐC ENDOXAN

Đối tượng chỉ định

Theo Dược sĩ Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, thuốc được chỉ định sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân mắc:

  • Bạch cầu dòng lympho bào, dòng tủy bào cấp hay mãn.
  • U hạch ác tính
  • Bệnh Hodgkin, ung thư hạch không Hodgkin, u tương bào.
  • U tạng đặc ác tính có di căn và không di căn
  • Ung thư buồng trứng, ung thư tinh hoàn, ung thư vú, ung thư phổi tế bào nhỏ, u nguyên bào thần kinh, sarcoma Ewing.
  • Các bệnh tự miễn tiến triển như viêm khớp dạng thấp, bệnh khớp do vẩy nến, Lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, viêm mạch máu hệ thống,..

Đối tượng chống chỉ định

Chống chỉ định dùng thuốc với những đối tượng:

  • Được biết có quá mẫn cảm với cyclophosphamide.
  • Chức năng tủy xương bị suy giảm trầm trọng (đặc biệt ở những bệnh nhân đã được điều trị bằng các thuốc độc tế bào và/hoặc xạ trị).
  • Viêm bàng quang.
  • Tắc nghẽn đường dẫn tiểu.
  • Nhiễm trùng giai đoạn hoạt động.
  • Có thai và cho con bú (xem phần Lúc có thai và Lúc nuôi con bú).

Đối tượng cần thận trọng

  • Trước khi bắt đầu điều trị, cần loại trừ hay điều chỉnh các tắc nghẽn đường dẫn tiểu, viêm bàng quang, nhiễm trùng và rối loạn điện giải.
  • Cũng cần thận trọng đặc biệt ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu, như các bệnh nhân bị đái tháo đường, suy gan hay suy thận mãn tính.
  • Cần chú ý cho thuốc chống nôn ói đúng lúc và vệ sinh răng miệng kỹ càng.
  • Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và sử dụng máy móc
  • Không dùng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú

LIỀU LƯỢNG DÙNG THUỐC ENDOXAN

Liều lượng phải được điều chỉnh thích ứng với từng bệnh nhân.

Các khuyến cáo liều lượng sau đây chủ yếu áp dụng cho đơn hóa trị liệu với cyclophosphamide. Khi phối hợp với các thuốc kìm tế bào khác có cùng độc tính, việc giảm liều hay kéo dài khoảng trống trị liệu có thể trở nên cần thiết.

Suy thận hay suy gan nặng đòi hỏi phải giảm liều. Giảm liều 25% khi bilirubin huyết thanh từ 3,1 đến 5 mg/100 ml và giảm liều 50% khi độ lọc cầu thận dưới 10 ml/phút được áp dụng như là một khuyến cáo phổ biến. Cyclophosphamide là chất có thể lọc được. Trừ phi có đơn thuốc chỉ định dùng theo một kiểu khác, các liều lượng sau đây được khuyến cáo :

Lọ Endoxan

  • Để điều trị liên tục ở người lớn và trẻ em: 3 đến 6 mg/kg thể trọng mỗi ngày (tương ứng với 120 đến 240 mg/m2 diện tích cơ thể).
  • Để điều trị gián đoạn: 10 đến 15 mg/kg thể trọng (tương ứng với 400 đến 600 mg/m2 diện tích cơ thể) với khoảng cách 2 đến 5 ngày.
  • Để điều trị gián đoạn liều cao, chẳng hạn 20 đến 40 mg/kg thể trọng (tương ứng với 800 đến 1600 mg/m2 diện tích cơ thể) và liều cao hơn (chẳng hạn trong điều kiện trước ghép tủy) với khoảng cách 21 đến 28 ngày.

Viên bao Endoxan

  • Để điều trị liên tục : 1-4 viên bao (50-200 mg) mỗi ngày ; nếu cần có thể dùng nhiều hơn. Nuốt nguyên viên thuốc với một ít nước.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ uy tín

TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC ENDOXAN

Các tác dụng phụ về huyết học

Theo lưu ý của bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, trong mọi trường hợp đều phải lưu ý đến các tác dụng sau:

  • Giảm bạch cầu kèm theo nguy cơ nhiễm trùng đe dọa sống còn.
  • Giảm tiểu cầu kèm tăng nguy cơ xuất huyết.

Các tác dụng phụ về tiêu hóa

  • Thường có buồn nôn và ói mửa.
  • Hiếm khi có chán ăn, tiêu chảy, táo bón và viêm miệng.
  • Viêm đại tràng xuất huyết và loét niêm mạc miệng được ghi nhận các ca riêng lẻ.

Đường niệu sinh dục

Viêm bàng quang do điều trị Endoxan là tác dụng phụ thường gặp đòi hỏi phải ngưng điều trị. Sau khi được thải trừ ra nước tiểu, cyclophosphamide và các chuyển hóa chất của chúng dẫn đến những thay đổi tại bàng quang, như phù thành bàng quang, xuất huyết dưới niêm mạc đường niệu, viêm mô kẽ kèm xơ hóa, và có thể làm cứng thành bàng quang.

Độc tính cho gan

Trong một số hiếm các trường hợp, tổn thương chức năng gan đã được ghi nhận, thể hiện bằng sự tăng các thông số cận lâm sàng tương ứng (SGOT, SGPT, phosphatase kiềm, bilirubin).

Tác dụng lên hệ tim mạch

Thuốc gây bệnh cơ tim thứ phát và gây tăng độc tính lên tim của cyclophosphamide sau khi đã có xạ trị trước đó ở vùng tim và dùng đồng thời anthracycline hay pentostatin.

Các u bướu thứ phát

Điều trị với cyclophosphamide kéo dài sẽ gây ra các nguy cơ u bướu thứ phát và được xem như là di chứng muộn. Nguy cơ phát triển ung thư đường tiết niệu cũng như các thoái hóa loạn sản tủy tiến triển một phần tới bệnh bạch cầu cấp cũng tăng lên. Các nghiên cứu trên động vật cũng chứng tỏ nguy cơ ung thư bàng quang có thể được giảm đáng kể nhờ sử dụng hợp lý Uromitexan.

KHẢ NĂNG TƯƠNG TÁC CỦA THUỐC ENDOXAN

Tác dụng làm hạ đường huyết của sulfonyl urea có thể bị tăng lên, cũng như tác động ức chế tủy sẽ tăng lên khi dùng đồng thời với allopurinol hay hydrochlorothiazide.

Dùng đồng thời với indomethacin cũng cần phải rất cẩn thận, vì ngộ độc thuốc cấp tính đã được thấy trong một ca riêng lẻ.