Sử dụng thuốc kháng sinh để trị ho là một biện pháp được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên tùy thuộc vào mức độ, tình trạng ho mà người bệnh nên cân nhắc việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh phù hợp
Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được các Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tư vấn đến bạn về thuốc kháng sinh nên dùng khi bị ho!
Contents
KHI NÀO NÊN SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH TRỊ HO?
Không phải trường hợp nào dùng kháng sinh trị ho cũng mang lại nhiều hiệu quả và giúp cải thiện các triệu chứng ho. Chỉ nên sử dụng kháng sinh trong các trường hợp sau đây:
Biết rõ nguyên nhân gây bệnh
Viêm họng là một bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp thường gặp nhất là khi thời tiết trở lạnh. Khi viêm họng, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như ho khan, ho có đờm, cổ họng đau rát, sốt, đau đầu, buồn nôn…
Sử dụng kháng sinh được xem là giải pháp nhanh chóng và hiệu quả giúp giảm nhanh các triệu chứng này. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng khi người bệnh biết rõ tình trạng của mình là do virus hay vi khuẩn gây ra. Thông thường, nếu ho do virus thì chỉ từ 5 – 7 ngày là bệnh sẽ tự khỏi. Ngoài ra, kháng sinh cũng không có công dụng diệt virus nên việc sử dụng kháng sinh chẳng những không phát huy công dụng mà có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác.
Theo các nghiên cứu trên thế giới, chỉ có 15% bệnh nhân có triệu chứng ho là do nhiễm khuẩn. Và chỉ có những trường hợp này mới cần dùng đến kháng sinh. Như vậy, chỉ trong trường hợp chắc chắn có nhiễm khuẩn mới nên uống kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt loại vi khuẩn đó.
Sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, việc sử dụng kháng sinh bừa bãi chính là nguyên nhân khiến 10% khuẩn E.Coli kháng thuốc. Không chỉ vậy, việc càng uống nhiều kháng sinh thì nguy cơ mắc và tái phát bệnh càng cao.
Do đó, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào thì người bệnh cũng nên tham khảo và hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị. Việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhất là ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
CÁC LOẠI THUỐC KHÁNG SINH PHỔ BIẾN
Thuốc kháng sinh nào thường được dùng cho người lớn
Theo Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, có rất nhiều loại thuốc kháng sinh trị ho khác nhau, tùy vào trường hợp mà lựa chọn sản phẩm phù hợp. Cụ thể:
- Thuốc kháng sinh trị ho dạng uống: Một trong những loại kháng sinh trị ho phổ biến hiện nay là kháng sinh dạng uống. Loại kháng sinh này có tác dụng tiêu diệt và hạn chế vi khuẩn gây bệnh hiệu quả. Có thể kể đến như amoxicillin, roxithromycin, penicillin…
- Thuốc kháng sinh dạng tiêm: Kháng sinh dạng tiêm là loại thuốc được đưa trực tiếp vào cơ thể bằng cách tiêm thuốc qua tĩnh mạch. Thuốc có ưu điểm là hiệu quả nhanh nhưng phải được thực hiện bởi bởi sỹ có tay nghề cao. Một số kháng sinh dạng tiêm thông dụng là amoxicillin, roxithromycin…
- Thuốc kháng sinh trị ho gà: Để điều trị ho gà người bệnh cần được kết hợp đồng 2 hai hướng là diệt khuẩn và loại bỏ triệu chứng. Cụ thể: Để loại bỏ triệu chứng, người bệnh có thể sử dụng một số thuốc diệt khuẩn như erythromycin (dùng 20 – 40mg/kg/ngày), ampicillin (dùng 70 – 100mg/kg/ngày). Để hạn chế cơn ho, người bệnh dùng các kháng sinh như dung dịch dimedrol, kháng sinh histamin tổng hợp, siro phenergan, gardenal, seduxen…
- Thuốc kháng sinh trị ho đặc trị viêm họng: Các kháng sinh này thường được bào chế dưới dạng thuốc viên ngậm hoặc thuốc nước có vị ngọt dễ uống. Các kháng sinh trị viêm họng có thể kể đến như penicillin, amoxicillin, benzathin A, Ethylsuccinate… Thường được dùng kèm với các thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc kháng viêm hoặc dung dịch súc miệng tùy theo trường hợp.
- Thuốc trị ho đờm: Tác dụng chính của thuốc là làm thay đổi tính chất, đặc tính của đờm để hóa loãng, hóa giáng đờm. Các kháng sinh này được chia làm 2 loại: Kháng sinh làm loãng đờm và kháng sinh làm hóa giáng đờm
- Thuốc trị ho chống dị ứng: Thuốc có công dụng chính là hạn chế sự phát triển của bệnh viêm họng. Một số thuốc thường dùng là histamin, corticoid… Tuy nhiên, cần sử dụng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, nếu sử dụng sai liều lượng sẽ mang lại tác dụng phụ rất lớn.
- Thuốc giảm ho: Một số kháng sinh có tác dụng giảm đau, ức chế trung tâm ho bao gồm codein, pholcodin, dextromethorphan…
- Thuốc kháng histamin: Đây là nhóm thuốc giúp giảm hoa, dùng để trị ho khan do kích ứng, dị ứng. Loại thuốc này được bào chế để sử dụng qua đường hít hoặc ngậm nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn. Một số loại phổ biến có thể kể đến như alimemazin, chlorpheniramine, diphenhydramine…
Thuốc kháng sinh dùng cho trẻ em
Các loại thuốc kháng sinh dùng cho trẻ em bao gồm:
- Nhóm thuốc trị ho khan, ho có đờm: Thuốc chữa ho cho trẻ có nhiều loại như siro, viên uống, viên ngậm. Các thành phần chính là các chất có tác dụng giảm đau, kháng viêm, gây tê, kháng khuẩn, bạc hà…Một số loại thường dùng là siro bổ phế, acodine, codepect, Decolsin, nortussin… Tuy nhiên, nên sử dụng cẩn thận vì có một số loại thuốc có chứa thành phần thuốc phiện.
- Thuốc đặc trị ho khan: Những loại thuốc đặc trị ho khan cho trẻ em thường dùng là calyptin, codein, chericof, dextromethorphan, eucalyptine, Neo-Codion, pholcodine…
- Thuốc trị ho có đờm cho trẻ: Thuốc trị ho có đờm chỉ nên dùng từ 3 – 5 ngày mỗi đợt. Những loại thuốc thông dụng thường là mucomyst, mucusan, terpicod, terpin hydrat, rinathiol promethafine…
- Thuốc trị ho gà cho trẻ: Khi sử dụng kháng sinh trị ho gà cần lưu ý: Không dùng rượu benladon, kháng sinh codein cho trẻ nhỏ. Với trẻ bị ho gà nên dùng cao thảo dược đông y hoặc một vài biệt dược như antituss, solmux broncho, atussin…
CẦN LƯU Ý GÌ KHI SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH TRỊ HO?
Cũng theo bác sĩ giảng viên giảng dạy lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, khi sử dụng kháng sinh, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chỉ sử dụng kháng sinh trị ho cho các trường hợp nhiễm khuẩn, nếu ho do nhiễm virus thì không cần sử dụng.
- Nên dùng kháng sinh đúng liều lượng chỉ định, không nên tăng liều dùng dần để tránh gây nhờn thuốc.
- Dùng đủ thời gian điều trị khi vì các triệu chứng đã thuyên giảm mà dừng thuốc sẽ dễ khiến tình trạng ho tái phát.
- Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng kháng sinh là rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột.
- Không dùng kháng sinh trong trường hợp bị viêm họng do vi khuẩn streptococcus gây ra. Loại vi khuẩn này có khả năng kháng thuốc cao, càng sử dụng thì khả năng kháng thuốc của chúng càng tăng.
- Không sử dụng thuốc ho chứa codein cho trẻ em vì thuốc có khả năng gây ức chế hô hấp với trẻ. Không dùng thuốc kháng sinh trị ho có đờm khi bị viêm phế quản.
Không sử dụng kháng sinh cho người bị hen suyễn, suy hô hấp, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.