Để việc điều trị bệnh zona đạt hiệu quả cao nhất, tốt nhất thì cần kết hợp nhiều loại thuốc như thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc kháng virus, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, hạ sốt, thuốc làm dịu da…
Hãy theo dõi bài viết sau để được các Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ đến bạn đọc về thuốc chữa bệnh zona thần kinh!
Contents
NHỮNG LOẠI THUỐC ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH ZONA THẦN KINH
Mục đích của việc điều trị bệnh zona là giảm đau, rút ngắn thời gian phát bệnh cũng như hạn chế mức độ nghiêm trọng của bệnh và làm giảm những biến chứng.
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, biện pháp chữa trị zona phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay là dùng thuốc, các loại thuốc trị zona thần kinh sau đây thường được sử dụng:
Nhóm thuốc kháng virus
Cần phân biệt bệnh zona thần kinh với bệnh giời leo trước khi dùng thuốc để tránh tình trạng dùng thuốc chữa nhầm bệnh.
Thuốc kháng virus bao gồm famciclovir, aciclovir, và valaciclovir. Những loại thuốc này được sử dụng trong giai đoạn bệnh zona cấp tính, ngay khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh zona (trong vòng 72 giờ sau khi phát ban xuất hiện).
Thuốc kháng virus không có khả năng tiêu diệt virus nhưng có thể rút ngắn thời gian bài xuất virus, ngăn chặn hoạt động của virus, nhanh chóng làm ngưng sự hình thành tổn thương mới và đẩy nhanh tốc độ liền sẹo, giảm thiểu biến chứng.
Các chuyên gia khuyến cáo không phải tất cả mọi người đềi có thể sử dụng thuốc kháng virus để điều trị bệnh zona thần kinh.
Nhóm thuốc giảm đau
Đây được coi là một nhóm thuốc điều trị triệu chứng, khi bệnh nhân đau cấp, có thể uống thêm thuốc giảm đau trong khoảng thời gian từ 1 – 3 tuần, có thể sử dụng:
Thuốc giảm đau nhóm ức chế thần kinh: Loại thuốc chữa zona thần kinh này có tác dụng phụ gây buồn ngủ nên chống chỉ định với những bệnh nhân làm nghề lái tàu xe hay vận hành máy móc. Trường hợp bệnh nhân có thai, cho con bú hoặc dưới 18 tuổi nên cân nhắc khi dùng thuốc.
Thuốc ức chế 3 vòng: Nếu cơn đau nhiều và nặng có thể sử dụng thuốc ức chế 3 vòng. Thuốc chống chỉ định cho người vừa hồi phục sau nhồi máu cơ tim. Những trường hợp suy giảm chức năng thận, cường giáp, tăng nhãn áp, động kinh không kiểm soát nên thận trọng khi dùng thuốc. Trường hợp sau khi liền sẹo hay khi những tổn thương da đã lành khỏi mà vẫn có cảm giác đau đến khó chịu, thậm chí đau kéo dài, kèm theo dị cảm, loạn cảm thì cần điều trị kéo dài, có thể phối hợp thuốc để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Nhóm thuốc bôi zona thần kinh tại chỗ
Nhiều trường hợp mắc bệnh có thể sử dụng thuốc bôi zona thần kinh để điều trị bệnh, cụ thể như:
- Sử dụng thuốc bôi chăm sóc tại chỗ trong khoảng 3 – 5 ngày đầi để phòng lột da.
- Khi mụn nước vỡ có thể chấm bằng thuốc xanh metylen.
- Trường hợp tổn thương da tiết nhiều dịch hoặc bị ướt, có thể bôi mỡ kháng sinh hoặc sử dụng các chế phẩm dạng dung dịch sát khuẩn có chứa hỗn dịch.
- Trường hợp tổn thương da đã khô hơn có thể bôi các loại kem acyclovir.
- Vào những ngày cuối có thể dùng thuốc bôi zona kháng sinh dạng kem để giúp tổn thương nhanh lành và liền sẹo.
- Trường hợp có nhiễm trùng thì sử dụng các thuốc bôi zona như thuốc mỡ kháng khuẩn.
Bên cạnh đó, có thể sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp một số loại thuốc như thuốc hạ sốt, thuốc làm dịu da, thuốc chống viêm, vitamin tổng hợp liều cao…
CẦN LƯU Ý GÌ KHI DÙNG THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ZONA THẦN KINH
Theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, khi mắc bệnh và điều trị bệnh bằng cách sử dụng thuốc trị zona thần kinh, bệnh nhân nên chú ý:
- Thời điểm tốt nhất để dùng thuốc là trong khoảng 48 giờ từ khi xuất hiện tổn thương da, điều trị càng sớm, nguy cơ biến chứng càng giảm.
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc chữa zona thần kinh về sử dụng bởi có thể không điều trị đúng thuốc, đúng liều gây kích ứng da hoặc tăng nguy cơ biến chứng bệnh. Tốt nhất là nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị chính xác.
- Cần uống thuốc chữa zona thần kinh đúng theo đơn cũng như hướng dẫn của bác sỹ điều trị để bệnh nhanh khỏi cũng như ngăn ngừa biến chứng, bởi điều trị sơm mà không đúng thuốc hay điều trị đúng thuốc mà không đúng liều thì vẫn như chưa điều trị bệnh.
Đặc biệt, khi mắc bệnh zona tuyệt đối không làm theo những phương pháp truyền miệng như nhai gạo nếp, đỗ xanh đắp lên vết thương, bởi có thể gây loét hoặc tăng cao nguy cơ nhiễm trùng….