Dược sĩ Trường Dược Sài Gòn hướng dẫn sử dụng thuốc Duphalac

Duphalac là một thuốc điều trị táo bón, thường được các bác sĩ kê toa. Vậy thuốc Duphalac có những dạng nào? Liều dùng ra sao? Cần lưu ý gì khi dùng thuốc?

Thuốc Duphalac
Thuốc Duphalac

Chúng ta hãy cùng các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu qua bài viết sau đây!

THUỐC DUPHALAC

Thuốc Duphalac là một thuốc thuộc nhóm nhuận tràng nên thường được sử dụng để điều trị bệnh táo bón.

Khi sử dụng thuốc Duphalac, người bệnh có số lần đi đại tiện trong 1 ngày hoặc 1 tuần tăng lên, phân mềm ra và lượng nước trong phân tăng lên nhờ Lactulose có trong thuốc Duphalac. Không những vậy, thuốc còn sử dụng trong việc đề phòng những biến chứng của gan và một số bệnh khác.

CÁC DẠNG THUỐC- LIỀU DÙNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG THUỐC DUPHALAC

Các dạng thuốc

Theo dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn, các dạng thuốc gồm:

  • Thuốc Duphalac dạng viên: Có thể uống trực tiếp bằng đường miệng, uống thuốc vào lúc no hay lúc đói đều được.
  • Thuốc Duphalac dạng dung dịch: Chúng ta có thể trộn cùng thức ăn, sữa hoặc các loại nước trái cây nhằm mục đích làm giảm khó chịu đường tiêu hóa và cải thiện hương vị.
  • Thuốc Duphalac dạng tinh thể: chúng ta có thể cho toàn bộ gói thuốc vào nửa ly nước và hòa tan trước khi uống hoặc cách khác theo chỉ dẫn của bác sĩ để phù hợp hơn với tình trạng sức khỏe của bạn.

Nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, bạn nên sử dụng thuốc Duphalac thường xuyên và cố định thời gian uống thuốc trong ngày. Đồng thời, tùy theo mục đích điều trị, tình trạng sức khỏe mà mỗi người sẽ có liều lượng dùng khác nhau:

Liều dùng và cách sử dụng thuốc

Đối với người lớn:

  • Liều dùng thuốc táo bón Duphalac đối với người lớn: Chúng ta nên cho bệnh nhân sử dụng khoảng 15 đến 45ml mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng. Sau đó cho bệnh nhân dùng duy trì với liều từ 15 đến 30ml mỗi ngày.
  • Bệnh nhân có thể dùng liều để phòng, điều trị hôn mê gan và tiền hôn mê gan: Mỗi ngày nên cho bệnh nhân uống từ 3 đến 4 lần, mỗi lần uống khoảng 30-45ml thuốc Duphalac. Sau đó duy trì mỗi ngày uống khoảng 2 đến 3 lần.

Đối với trẻ em:

  • Đối với trẻ sơ sinh: Mỗi ngày uống 5ml
  • Đối với trẻ từ 1 đến 6 tuổi: Mỗi ngày uống 5-10ml
  • Đối với trẻ từ 7 đến 14 tuổi: Mỗi ngày uống 15ml với liều mở đầu. Sau đó duy trì với liều từ 10-15ml mỗi ngày.

TÁC DỤNG PHỤ CÓ THỂ GẶP CỦA THUỐC DUPHALAC

Bên cạnh những tác dụng chữa bệnh của thuốc Duphalac mang lại thì cũng có một vài tác dụng phụ không mong muốn sau đây: Bệnh nhân sẽ có cảm giác đầy hơi, ợ hơi; bệnh nhân có thể bị buồn nôn; ngứa, nổi phát ban; sôi hoặc đau dạ dày; bệnh nhân có thể bị chảy máu trực tràng, phân có máu; bệnh nhân bị thay đổi tâm lý; chuột rút; động kinh; khó thở, choáng váng; nhịp tim đập bất thường;

Trên đây chỉ là một vài tác dụng phụ bạn có thể mắc phải. Tuy nhiên, nếu bạn tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thì cũng không nên lo lắng vì có rất nhiều người không gặp phải bất cứ một tác dụng phụ nào khi sử dụng thuốc Duphalac.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ nhà thuốc uy tín chuyên nghiệp
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ nhà thuốc uy tín chuyên nghiệp

SỬ DỤNG THUỐC DUPHALAC CẦN LƯU Ý VẤN ĐỀ GÌ?

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Duphalac từ dược sĩ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn:

  • Chúng ta không nên sử dụng thuốc cho các đối tượng có bất kỳ dấu hiệu dị ứng với các thành phần của thuốc.
  • Chúng ta không nên sử dụng thuốc trong thời gian dài
  • Khuyên bệnh nhân nên ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ và uống nhiều nước trong thời gian sử dụng thuốc.
  • Bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng Duphalac dạng dung dịch
  • Chúng ta chỉ sử dụng thuốc Duphalac cho trẻ em chỉ khi thật sự cần thiết.
  • Nhân viên y tế nên thông báo với bác sĩ nếu người bệnh mắc các bệnh như: Không hấp thụ lactose, tắc nghẽn ruột, bệnh galactose máu…
  • Thuốc được bảo quản ở nơi có nhiệt độ thông thường, tránh ánh sáng trực tiếp và tránh ẩm ướt.

Bệnh táo bón có thể xảy ra với bất kỳ ai, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Để tránh mắc phải, người bệnh nên chủ động thay đổi thói quen ăn uống khoa học, ăn nhiều rau xanh, hoa quả,… chứa chất xơ, thường xuyên vận động, hạn chế ngồi lâu thay vì có bệnh mới điều trị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *