Dược sĩ Trường Dược Sài Gòn hướng dẫn dùng thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai giữa

Sử dụng thuôc nhỏ tai để điều trị viêm tai giữa là khá phổ biến. Tuy nhiên tùy vào từng mức độ nhiễm trùng ở ống tai giữa và mức độ tổn thương màng nhĩ người bệnh cần chọn loại thuốc phù hợp

Hướng dẫn dùng thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai giữa
Hướng dẫn dùng thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai giữa

Hãy theo dõi bài viết sau đây để được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đến bạn cách dùng thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai giữa hiệu quả nhất!

MỘT SỐ LOẠI THUỐC NHỎ TAI ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI GIỮA

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, các loại thuốc nhỏ tai được sử dụng trong quá trình chữa viêm tai giữa nhằm mục đích cải thiện triệu chứng và ức chế hiện tượng nhiễm trùng.

Thuốc nhỏ tai thường được sử dụng cho các trường hợp viêm tai giữa không thủng màng nhĩ. Với những bệnh nhân bị thủng màng nhĩ, việc sử dụng thuốc nhỏ tai cần được cân nhắc cẩn thận. Trong trường hợp này, dùng thuốc nhỏ tai có hoạt tính mạnh có thể gây tổn thương màng nhĩ vĩnh viễn.

Các loại thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai giữa phổ biến, bao gồm: thuốc nhỏ tai có tác dụng làm sạch; thuốc nhỏ tai giảm đau và sát khuẩn; thuốc nhỏ tai kháng sinh đơn thuần

Thuốc nhỏ tai có tác dụng làm sạch

Thuốc nhỏ tai có tác dụng làm sạch là nhóm thuốc an toàn và được sử dụng nhằm loại bỏ dịch tiết, vảy bong và mủ ứ đọng bên trong ống tai.

Nhóm thuốc này được sử dụng 2 lần/ tuần nhằm giúp ống tai thông thoáng và tăng dẫn lưu mủ/ dịch ra bên ngoài. Các loại thuốc nhỏ tai có tác dụng làm sạch như oxy già, natri clorid 0.9%,…

Thuốc nhỏ tai giảm đau và sát khuẩn

Nhóm thuốc nhỏ tai này được sử dụng nhằm kìm hãm vi khuẩn và cải thiện triệu chứng đau nhức ở ống tai giữa. Thuốc nhỏ tai giảm đau và sát khuẩn chỉ được sử dụng cho bệnh nhân chưa thủng màng nhĩ.

Các loại thuốc nhỏ tai có tác dụng sát khuẩn và giảm đau được sử dụng phổ biến, bao gồm:

  • Otipax: Otipax là thuốc nhỏ tai có chứa Lidocaine và Phenazone. Trong đó, Lidocaine có đặc tính gây tê tại chỗ, Phenazone có khả năng kháng viêm và giảm đau. Otipax thường được chỉ định cho bệnh nhân viêm tai giữa trong giai đoạn xung huyết và một số tình trạng viêm tai do chấn thương hoặc do virus cúm. Sử dụng Otipax cho người bị thủng màng nhĩ có thể khiến thuốc hấp thu vào máu và gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Ngoài ra, loại thuốc nhỏ tai này chỉ được khuyến cáo dùng trong vòng 10 ngày trở xuống.
  • Cồn boric 3%: Loại thuốc nhỏ tai này chứa Acid boric, có tác dụng sát khuẩn và giảm đau, ngứa ở ống tai giữa. Tuy nhiên cần thận trọng khi dùng loại thuốc này cho trẻ dưới 2 tuổi.

Thuốc nhỏ tai có tác dụng kháng viêm và kháng sinh

Nhóm thuốc này có khả năng cải thiện hiện tượng viêm và phù nề ở bên trong ống tai giữa. Đồng thời kìm hãm và tiêu diệt các khuẩn gây ra nhiễm trùng.

Các loại thuốc nhỏ tai có kết hợp giữa kháng sinh và kháng viêm, bao gồm:

  • Polydexa: Polydexa chứa các thành phần như Polymycine B sulfate, Sexamethasone, Metasulfobenzoate và Neomycin sulfate. Loại thuốc này được dùng cho các trường hợp viêm tai giữa cấp tính xung huyết và viêm tai giữa vừa trích rạch màng nhĩ. Tuy nhiên cần tránh dùng Polydexa cho trường hợp bị nhiễm trùng màng nhĩ.
  • Cortiphenicol: Cortiphenicol là thuốc nhỏ tai có chứa hoạt chất Chloramphenicol. Thành phần này có tác dụng kìm khuẩn bằng cách ức chế quá trình tổng hợp protein ở các vi khuẩn gây bệnh.

Thuốc nhỏ tai kháng sinh đơn thuần

Nhóm thuốc này thường được chỉ định cho bệnh nhân viêm tai giữa bị thủng màng nhĩ. Trong bị thủng màng nhĩ, các loại thuốc nhỏ tai có thể đi vào máu. Do đó bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc có độ an toàn cao để tránh những rủi ro đáng tiếc.

  • Otofa: Otofa là thuốc nhỏ tai có chứa Rifamycin sodium. Hoạt chất này có khả năng ức chế sự tăng trưởng của hầu hết các vi khuẩn gram âm và gram dương gây ra nhiễm trùng ở ống tai giữa.
  • Ciplox: Ciplox là loại thuốc nhỏ tai chứa hoạt chất Ciprofloxacine (kháng sinh nhóm quinolon). Thành phần này có phổ kháng khuẩn rộng, hoạt động bằng cách cản trở thông tin từ nhiễm sắc thể khiến vi khuẩn giảm khả năng sinh sản.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ nhà thuốc uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ nhà thuốc uy tín

LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC NHỎ TAI ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI GIỮA

Cũng theo dược sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, sử dụng thuốc nhỏ tai trong quá trình điều trị viêm tai giữa có tác dụng cải thiện tình trạng nhiễm trùng và làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên việc sử dụng không đúng cách có thể gây ra những rủi ro đáng tiếc.

Do đó khi sử dụng loại thuốc này, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Một số loại thuốc có thể đi vào máu và gây ra các triệu chứng nguy hiểm. Do đó chỉ sử dụng thuốc khi có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
  • Với trường hợp thủng màng nhĩ, cần đến bệnh viện để được chăm sóc và chỉ định loại thuốc phù hợp. Thông thường với bệnh nhân có màng nhĩ bị nhiễm trùng và thủng, bác sĩ chỉ cho phép sử dụng thuốc nhỏ tai kháng sinh đơn thuần.
  • Không dùng thuốc nhỏ tai quá liều lượng quy định. Việc lạm dụng thuốc có thể làm tăng nguy cơ phát sinh các tác dụng không mong muốn.
  • Tránh trường hợp quên dùng thuốc – đặc biệt là thuốc nhỏ tai có chứa thành phần kháng sinh. Tình trạng này có thể tăng chủng vi khuẩn và vi nấm không nhạy cảm với thuốc.
  • Phải phối hợp việc dùng thuốc nhỏ tai với thuốc điều trị toàn thân để tác động toàn diện đến tình trạng nhiễm trùng ở ống tai giữa.
  • Trẻ nhỏ – đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi có thể nhạy cảm hơn với hoạt tính của các loại thuốc điều trị. Vì vậy bạn cần chú ý khi sử dụng thuốc cho trẻ. Nếu có biểu hiện lạ, cần thông báo với bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

Nếu sử dụng đúng cách, các loại thuốc nhỏ tai có khả năng cải thiện triệu chứng và điều trị dứt điểm tình trạng nhiễm trùng ở ống tai giữa. Ngược lại, tình trạng chủ quan và cẩu thả khi dùng thuốc có thể khiến bệnh tình chuyển biến nghiêm trọng hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *