Dược sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ thông tin về thuốc Sucralfate

Thuốc Sucralfate có thành phần chính là hoạt chất Sucralfate, thường được các bác sĩ chỉ định dùng trong điều trị viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày – tá tràng

Thuốc Sucralfate
Thuốc Sucralfate

Bài viết này bạn đọc hãy cùng các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về thuốc Sucralfate một cách chi tiết nhất!

THUỐC SUCRALFATE

Thông tin chung

  • Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa
  • Tên khác: Sucralfat
  • Tên biệt dược: Sucrafar 1g, Sucrate gel, Sucrate 5ml
  • Dạng bào chế: Thuốc bột uống, gel dùng để uống, bột pha hỗn dịch uống, viên nén.
  • Thành phần: Thành phần chính của thuốc Sucralfate là hoạt chất Sucralfate.

Công dụng của thuốc

Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, hoạt chất Sucralfate trong thuốc có tác dụng làm liền sẹo ở những vị trí tồn tại các vết sẹo hoặc các ổ sẹo thông qua cơ chế tác động và bảo vệ tế bào. Hoạt chất này tạo một phức hợp với những chất như fribinogen và albumin của dịch rỉ và chúng kết dính với ổ loét. Trong thời gian điều trị, Sucralfate tạo thành một hàng rào ngăn cản tác dụng của pensin, acit và muối mật (hoạt chất cũng được gắn kết trên niêm mạc bình thường của tá tràng, dạ dày nhưng đối với những vị trí loét thì nồng độ ít hơn nhiều).

Ngoài ra, hoạt chất Sucralfate còn có khả năng tác động và ức chế hoạt động của pepsin, tác động và gắn liền với muối mật, thúc đẩy quá trình sản xuất dịch nhầy dạ dày và prostaglandin E2.

Mặt khác Sucralfate còn cho thấy rằng hoạt động bám dính vào niêm mạc của chúng rất bền chắc. Chính vì thế việc sử dụng Sucralfate với liều 2 gram/ngày cho thấy có hiệu quả điều trị bệnh tương đương với liều dùng 4 gram/ngày của các dạng Sucralfate khác.

Dược lực

Sucralfate là một loại thuốc chứa nhôm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Dược động học

Sau khi uống một liều Sucralfate, có dưới 0,02% nhôm và có tới 5% phần disacarid hấp thu vào cơ thể. Đa phần thuốc được đào thải qua phân. Số Sucralfate còn lại được thải trừ qua đường thận và được hấp thụ bởi đường dạ dày – ruột là một lượng rất nhỏ.

CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH KHI DÙNG THUỐC SUCRALFATE

Chỉ định dùng thuốc

Thuốc Sucralfate được sử dụng trong những trường hợp sau:

  • Điều trị viêm dạ dày mãn tính
  • Điều trị loét dạ dày – tá tràng và trào ngược dạ dày – thực quản
  • Phòng ngừa trường hợp tái phát loét dạ dày – tá tràng.

Chống chỉ định

Những người có tiền sử hoặc đang bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc không được khuyến cáo điều trị bệnh với thuốc Sucralfate.

CÁCH SỬ DỤNG THUỐC SUCRALFATE

Cách dùng và liều dùng thuốc Sucralfate phụ thuộc vào dạng bào chế, tình trạng sức khỏe và đáp ức của từng đối tượng.

Liều dùng thuốc trong điều trị các bệnh lý thông thường

Liều khuyến cáo: Dùng 1 gói x 2 lần/ngày. Người bệnh cần uống thuốc khi bụng đói, cần lưu ý không được sử dụng thuốc cùng với thức ăn. Bạn có thể uống vào những buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ hoặc có thể uống 1 giờ trước bữa ăn. Người bệnh cần sử dụng thuốc cho đến khi kết quả kiểm tra bằng nội soi cho thấy vết loét của bạn đã lành hẳn. Thời gian điều trị trung bình với thuốc Sucralfate là từ 4 – 8 tuần.

Liều dùng thuốc trong phòng ngừa tình trạng loét dạ dày – tá tràng tái phát

Liều điều trị duy trì: Dùng 1 gói/ngày. Sử dụng thuốc vào mỗi buổi tối. Thời gian sử dụng đối với trường hợp phòng ngừa tình trạng loét dạ dày – tá tràng tái phát không kéo dài quá 6 tháng. Thông thường tình trạng loét tái phát là do cơ thể nhiễm Helicobacter pylori. Chính vì thế để giải quyết tình trạng này, người bệnh cần sử dụng thêm liệu pháp kháng sinh để thúc đẩy quá trình diệt trừ Helicobacter pylor.

TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC SUCRALFATE

Khi được đưa vào cơ thể, chỉ một lượng rất nhỏ hoạt chất Sucralfate có trong thuốc được thải trừ qua đường thận (phần lớn hoạt chất Sucralfate khi được đưa vào cơ thể chúng sẽ được thải trừ qua phân) và được hấp thụ bởi dạ dày và ruột. Chính vì thế khi đưa thuốc Sucralfate vào quá trình điều trị sẽ tồn tại rất ít những tác dụng phụ đi kèm. Một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất là táo bón. Tình trạng táo bón xuất hiện trong khoảng 2% bệnh nhân. sau tất cả thì mọi thứ

Trong thời gian sử dụng thuốc, nếu tình trạng táo bón của bạn xuất hiện và gây khó chịu, bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách uống thêm magnesium lactate. Ngoài tình trạng táo bón, bạn có thể sẽ mắc phải một số tác dụng phụ khác trong thời gian điều trị bệnh, cụ thể như:

  • Khô miệng
  • Chóng mặt
  • Mất ngủ
  • Nổi mẩn ngứa
  • Đau lưng.

Người bệnh cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa nếu những tác dụng phụ do việc sử dụng thuốc Sucralfate xuất hiện kéo dài hoặc ngày càng trở nên nghiêm trọng. Sau khi yêu cầu bạn kiểm tra, bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra những cách xử lý phù hợp nhất để cải thiện các triệu chứng.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ uy tín chuyên nghiệp
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ uy tín chuyên nghiệp

KHẢ NĂNG TƯƠNG TÁC THUỐC CỦA THUỐC SUCRALFATE

Việc hấp thụ tetracycline, cimetidine và phenytoin có thể sẽ giảm đi trong trường hợp bạn sử dụng đồng thời những loại thuốc này cùng với thuốc Sucralfate. Điều này xuất hiện là do hoạt chất Sucralfate trong thuốc có khả năng tác động và làm giảm sự hấp thu của rất nhiều loại thuốc. Chính vì thế nếu bạn đang trong quá trình điều trị cùng với một số loại thuốc khác hoặc cần phải sử dụng một số loại thuốc đi kèm, bạn nên sử dụng những loại thuốc này trước khi uống thuốc Sucralfate ít nhất 2 giờ.

Ngoài tetracycline, cimetidine và phenytoin, theo dược sĩ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn, thuốc Sucralfate còn có khả năng tương tác với một số loại thuốc điều trị sau:

  • Những loại thuốc kháng sinh: Levothyroxin, liothyronine, ketoconazol, digoxin, penicillamine, quinidin, ciprofloxacin, ofloxacin, levofloxacin.
  • Những loại thuốc kháng axit có chứa nhôm.

NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC SUCRALFATE ĐIỀU TRỊ BỆNH

Trước khi điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày bằng thuốc Sucralfate, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Những bệnh nhân bị suy thận cần tránh điều trị bệnh với thuốc Sucralfate trong một thời gian dài. Bởi việc sử dụng thuốc có thể khiến cho hàm lượng nhôm trong máu của bạn tăng cao. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thải trừ độc tố của thận.
  • Thuốc Sucralfate không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai vì có thể sẽ gây ra một số rủi ro đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Chính vì thế những bệnh nhân đang trong thời kỳ mang thai chỉ nên sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết. Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc cần phải có sự theo dõi và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Việc sử dụng thuốc Sucralfate trong thời gian bạn bị tiểu đường có thể tác động và khiến cho tình trạng sức khỏe của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thuốc Sucralfate không được khuyến cáo sử dụng cùng với thức ăn hoặc sử dụng cùng với các loại dược phẩm. Bởi điều này có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn dạ dày – ruột.

Trên đây là những thông tin về thuốc Sucralfate được các dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *