Dược sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ một số thuốc trị bệnh ho có đờm

Các loại thuốc tây trị ho có đờm là các loại thuốc này làm thay đổi độ bám dính, tính chất, số lượng và đặc tính của đờm nhằm loại bỏ đờm ra khỏi niêm mạc hô hấp

Thuốc trị bệnh ho có đờm
Thuốc trị bệnh ho có đờm

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ đến bạn đọc về một số loại thuốc trị bệnh ho có đờm qua bài viết sau đây!

HO CÓ ĐỜM LÀ BỆNH GÌ?

Ho có đờm là triệu chứng điển hình của các bệnh viêm nhiễm cơ quan hô hấp cảm lạnh, cảm cúm, viêm khí phế quản, viêm họng, viêm mũi và viêm xoang. Ho có đờm kéo dài không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn khiến cổ họng nghẹn vướng, ngứa ngáy, ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp và ăn uống.

Trong trường hợp triệu chứng không thuyên giảm sau khi áp dụng các thảo dược tự nhiên như cam thảo, gừng, bạc hà, lê, đường phèn,… bạn có thể sử dụng một số loại thuốc tây trị ho có đờm để điều trị bệnh.

CÁC LOẠI THUỐC TÂY ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH HO CÓ ĐỜM

Thuốc ho có tác dụng loãng đờm

Thuốc ho có tác dụng loãng đờm có tác dụng làm loãng dịch tiết nhằm giảm độ bám dính, tính chất, số lượng và đặc tính của đờm. Từ đó thúc đẩy quá trình dẫn lưu dịch đờm ra khỏi cơ quan hô hấp.

Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ một số loại thuốc ho có tác dụng làm loãng đờm, bao gồm:

Terpin Hydrate: Thuốc gồm có 2 thành phần chính là Codein photphat và Terpinol. Trong đó Codein tác động lên hệ thần kinh trung ương nhằm ức chế trung tâm hô hấp, giảm ho và giảm đau. Còn Terpinol có tác dụng hoạt hóa dịch nhầy nhằm giúp dịch tiết này dễ thoát ra bên ngoài. Loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như biếng ăn, buồn nôn, choáng váng, buồn ngủ,… Ở một số trường hợp hiếm gặp, thuốc còn có thể gây khó thở, lú lẫn, phát ban, mẩn ngứa,…

Natri Benzoate: Natri benzoate có tác dụng sát khuẩn và làm loãng dịch đờm hô hấp. Loại thuốc này được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, ho khan và ho có đờm. Hiện tại cơ chế hoạt động của Natri benzoate chưa được làm rõ. Sử dụng loại thuốc này có thể gây đau đầu và phù do tích lũy Natri + trong cơ thể.

Guaifenesin: Guaifenesin có tác dụng làm trơn đường hô hấp bị kích thích và làm giảm độ bám dính của dịch đờm. Từ đó thúc đẩy quá trình dẫn lưu dịch tiết hô hấp ra bên ngoài và cải thiện triệu chứng ho có đờm ở người lớn. Sử dụng Guaifenesin có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, mề đay, chóng mặt, đau bụng, đau dạ dày, buồn nôn,… Mặc dù là thuốc tây trị ho có đờm cho người lớn nhưng Guaifenesin có thể sử dụng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên.

Thuốc ho có tác dụng giáng đờm

Không giống với thuốc ho có tác dụng loãng đờm, thuốc ho giáng đờm hoạt động bằng cách kích thích cơ thể khạc và ho để loại bỏ đờm ứ trong niêm mạc đường hô hấp.

Một số loại thuốc ho có tác dụng giáng đờm thường gặp như:

Acetylcystein: Acetylcystein có tác dụng làm giảm độ quánh, bám dính của đờm bằng cơ chế tách đôi cầu nối disulfua trong mucoprotein. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để cơ thể khạc, ho nhằm tống đờm ra khỏi cơ quan hô hấp. Tuy nhiên loại thuốc này chống chỉ định với người có tiền sử hen suyễn. Với những bệnh nhân giảm khả năng ho, cần sử dụng thiết bị nhằm hút dịch đờm ra khỏi cơ quan hô hấp. Acetylcystein tương đối an toàn và ít khi gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Một số tác dụng phụ thường gặp như nổi mề đay, phát ban, chảy nước mũi nhiều, viêm miệng, ù tai, đau đầu và buồn ngủ.

Ambroxol: Ambroxol là một hoạt chất chuyển hóa của Bromhexin có tác dụng làm tiêu chất nhầy trong cơ quan hô hấp. Hiện tại tác dụng long đờm của Ambroxol chỉ được chứng minh trên thực nghiệm lâm sàng còn cơ chế hoạt động vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể. Thuốc Ambroxol được sử dụng trong các trường hợp ho có đờm do tăng tiết dịch phế quản bất thường (hen phế quản, viêm phế quản mãn tính và viêm phế quản dạng hen). Sử dụng loại thuốc này có thể gây ợ nóng, buồn nôn, nôn mửa và khó tiêu. Ngoài ra ở một số trường hợp nhạy cảm, thuốc còn có thể gây phản ứng phản vệ dạng cấp tính.

Bromhexin: Bromhexin là một trong những loại thuốc tây trị ho có đờm cho người lớn được sử dụng phổ biến. Thuốc hoạt động bằng cách kích hoạt biểu mô có lông chuyển và làm giảm độ dính của dịch tiết hô hấp, từ đó giúp đờm thoát ra bên ngoài dễ dàng thông qua hoạt động ho và khạc. Chế phẩm chứa Bromhexin hầu hết đều được dung nạp tốt và chỉ gây ra một số tác dụng phụ có mức độ nhẹ như buồn nôn, đau bụng,… Tuy nhiên khi sử dụng loại thuốc này cần tránh dùng đồng thời với một số kháng sinh như Cefuroxime, Amoxicillin, Doxycycline và Erythromycin. Bởi Bromhexin có thể làm tăng nồng độ kháng sinh trong nhu mô phổi.

Carbocistein: Carbocistein cải thiện triệu chứng ho có đờm bằng cách cắt đứt liên kết giữa chuỗi peptide của mupcin và disulfures. Từ đó làm giảm độ dính và nhầy của dịch tiết hô hấp và giúp đờm dễ thoát ra thông qua phản xạ ho, khạc của cơ thể. Tuy nhiên nếu sử dụng Carbocistein để trị ho có đờm, bạn chỉ nên dùng trong vòng 5 ngày. Nếu xuất hiện các tác dụng phụ như tiêu chảy, đau dạ dày, nôn mửa, buồn nôn, bạn nên thông báo với bác sĩ để được giảm liều lượng.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ nhà thuốc uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ nhà thuốc uy tín

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC TÂY ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH HO CÓ ĐỜM

Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng thuốc tây để điều trị bệnh ho có đờm từ bác sĩ giảng viên lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể:

  • Với những trường hợp ho ít và đờm loãng (thường có màu trắng trong) nên tận dụng các thảo dược tự nhiên như bạc hà, gừng, cam thảo, tía tô, hoa cúc,… để cải thiện triệu chứng. Hầu hết những thảo dược này đều có tác dụng long đờm và giảm ho nhưng ít khi gây ra các triệu chứng không mong muốn.
  • Nếu có ý định sử dụng thuốc, cần thông báo với bác sĩ/ dược sĩ các triệu chứng lâm sàng một cách chi tiết để được tư vấn loại thuốc phù hợp.
  • Trong trường hợp bạn đang mang thai, cho con bú hoặc có vấn đề sức khỏe đặc biệt, nên chủ động trao đổi với bác sĩ để được chỉ định loại thuốc tương ứng với tình trạng sức khỏe.
  • Bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên cân nhắc trước khi sử dụng thuốc trị ho có tác dụng long đờm. Bởi nhóm thuốc này có thể làm tăng lượng đờm trong phổi và gây ra tình trạng khó thở.
  • Một số loại thuốc tây trị ho có đờm cho người lớn có thể sử dụng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên nên tham vấn y khoa để dự phòng các tình huống rủi ro.
  • Nếu bị ho khan, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc ức chế trung tâm gây ho như Dextromethorphan, Pholodin, Codein,…

Trong thời gian điều trị ho có đờm nên giữ ấm cơ thể, hạn chế thức uống lạnh, thường xuyên vệ sinh răng miệng và giữ khoảng cách với người khỏe mạnh nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm.