Trên thực tế Dược sĩ sẽ gặp không ít toa thuốc có sự sai xót về hàm lượng hoặc những toa viết tay rất khó đọc. Vậy thì làm sao để có thể bán được toa thuốc đó?
Hãy cùng các Dược sĩ tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu biện pháp xử trí khi gặp “toa thuốc khó đọc hay sai xót về hàm lượng” tại nhà thuốc qua bài viết sau!
Contents
Trường hợp các toa thuốc sai xót về hàm lượng, sai xót về đường dùng
“Tiếp Nhận – Phân Tích – Bán Toa” là 3 bước cần có để tiến hành bán toa thuốc cho khách hàng. Đầu tiên tiếp nhận toa thuốc, nếu toa thuốc là toa thuốc được đánh máy thì may mắn cho các bạn, những dược sĩ đang bán thuốc vì đó là toa thuốc dễ đọc.
Tuy nhiên có nhiều trường hợp những toa thuốc đánh máy sai hàm lượng do lỗi ở phần mềm hoặc những toa viết tay nhầm ở hàm lượng 2 thuốc trong đơn, ví dụ paracetamol hàm lượng 400mg, hoặc cefixime 500mg. Biện pháp xử trí khi gặp những toa thuốc này đó là các bạn cần xem xét lại hàm lượng gần nhất của thuốc trong toa để tư vấn cho bệnh nhân hoặc gọi điện cho bác sĩ kê đơn để tham khảo ý kiến.
Hoặc cũng có những trường hợp những toa thuốc kê Neotergynan mà ghi nhầm là “uống”, trường hợp này rất hay thường gặp, vậy nên tư vấn bệnh nhân nó là “đặt”, không phải “uống”.
Trường hợp các toa thuốc viết tay rất khó đọc
Đầu tiên bạn cần nhìn vào chẩn đoán, thông thường chẩn đoán có khi sẽ dễ đọc, đọc chẩn đoán, phân tích các thuốc cần có trong toa. Nhìn vào những ký tự đầu tiên và hàm lượng của thuốc đó để có thể nhận diện được thuốc, nếu chưa nhận diện được thuốc thì các bạn có thể mở máy tính lên “Google” và có thể “check” tên thuốc đó.
Đọc toa thuốc luôn là việc khó đối với một số dược sĩ kinh nghiệm còn ít, còn đối với dược sĩ đã có kinh nghiệm và trong đầu họ có nhiều biệt dược thì việc đọc toa đôi khi không khó. Nhìn vào chẩn đoán, nhìn vào ký tự thuốc, nhìn hàm lượng phía sau là có thể lấy được thuốc. Lâu ngày sẽ quen mắt, quen với nét chữ của bác sĩ
Cũng cần lưu ý với những toa nào quá khó thì bạn nên bỏ qua, không nên cố chấp. Có nhiều bác sĩ kê đơn rất là “khiêm tốn”, vậy nên hãy tư vấn bệnh tới đó mua thuốc, vì toa thuốc đó chỉ có bác sĩ đó mới đọc được.
Một ví dụ điểm hình:
Trường hợp những toa thuốc viết tay điển hình như toa thuốc về răng miệng bác sĩ hay kê Rodogyl, trên thực tế Rodogyl đã không còn hiện diện ở một số nhà thuốc. Vậy thì hãy tư vấn bệnh nhân đổi qua biệt dược khác có cùng công thức như Novogyl, Dorogyl.
Trường hợp cần lưu ý
Giảng viên hiện đang giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược TpHCM cũng khuyến cáo khi bán thuốc dược sĩ cần phải đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:
- Không tự ý bán thuốc khi không đọc được toa.
- Không tự ý đổi thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ ra toa.
- Không tự ý đổi qua biệt dược khác khi chưa hỏi ý kiến của bệnh nhân.
Hi vọng qua bài viết mà các Dược sĩ tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã chia sẻ, các Dược sĩ có được những biện pháp xử trí khi gặp toa thuốc khó đọc hay sai xót về hàm lượng một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Nguồn: Nghĩa Lê pharmacist