Điều Trị Bệnh Sảng Rượu Cùng Với Chuyên Gia Trường Dược Sài Gòn

Ở những người nghiện rượu nặng, khi phải ngừng uống rượu thì họ sẽ gặp phải tình trạng sảng rượu cấp. Nếu không được điều trị kịp thời, sảng rượu có thể dẫn tới tử vong

Sảng rượu nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong

Sảng rượu nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong

Sảng rượu là bệnh gì?

Sảng rượu là biểu hiện nặng nề nhất của Hội chứng cai rượu, thường xuất hiện ở người bệnh nghiện rượu mạn tính khi dừng hoặc giảm lượng rượu uống. Biểu hiện nổi bật của sảng rượu là tình trạng lú lẫn, rối loạn thần kinh thực vật nặng, rối loạn nước điện giải và các rối loạn nghiêm trọng khác gây ảnh hưởng lên toàn bộ cơ thể nói chung và não bộ nói riêng.

Sảng rượu có thể diễn ra đột ngột, nhưng thường diễn ra sau 2 đến 4 ngày dừng sử dụng rượu.

Nguyên nhân gây nên tình trạng nghiện rượu – sảng rượu

Uống rượu quá nhiều sẽ gây kích thích hệ thần kinh. Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết khi cơ thể bạn đã quen với việc được nạp nhiều rượu vào mỗi ngày, hệ thần kinh sẽ trở nên phụ thuộc rượu khiến:

  • Tăng phóng thích opiate nội sinh
  • Kích hoạt hệ thống GABA
  • Kích hoạt NMDA hậu synap
  • Tăng tương tác với thụ thể serotonin

Do đó, khi lượng rượu tiêu thụ mỗi ngày bị giảm đột ngột sẽ khiến sẽ khiến giảm kích thích hệ GABA, thiếu ức chế NMDA. Hệ quả là các triệu chứng của Hội chứng cai rượu sẽ xuất hiện. Khi đó, nếu cơ thể vẫn tiếp tục thiếu rượu sẽ dẫn đến sảng rượu.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh sảng rượu

Một người sẽ có khả năng cao bị sảng rượu nếu:

  • Uống rượu nhiều, liên tục hơn 1 tháng
  • Từng bị sảng rượu
  • Lớn hơn 30 tuổi
  • Có các bệnh lý khác kèm theo

Triệu chứng thường gặp của nghiện rượu – sảng rượu là gì?

Triệu chứng báo hiệu ban đầu thường xuất hiện trong vòng 3 ngày sau khi người bệnh ngưng rượu. Trong một số trường hợp, có thể mất cả tuần hoặc hơn sau khi ngưng rượu đột ngột người bệnh mới xuất hiện triệu chứng:

  • Bứt rứt, kích thích
  • Đau ngực
  • Sốt
  • Lú lẫn
  • Mê sảng
  • Ảo giác
  • Tăng tiết mồ hôi
  • Các rối loạn cử động cơ và mắt
  • Tăng nhịp tim nhịp thở
  • Co giật các cơ tự ý
  • Buồn nôn
  • Ác mộng
  • Mệt mỏi
  • Co giật
  • Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh
  • Đau dạ dày

Điều trị sảng rượu cùng với chuyên gia Dược Sài Gòn

Điều trị sảng rượu cùng với chuyên gia Dược Sài Gòn

Có những phương pháp nào để chẩn đoán bệnh nghiện rượu – sảng rượu?

Để chẩn đoán bệnh, chuyên gia Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết sẽ dựa trên khám lâm sàng và các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng:

Xuất hiện trên người bệnh nghiện rượu mạn tính, sau khi dừng hoặc giảm lượng rượu uống, hoặc có bệnh nội khoa kèm theo:

  • Rối loạn ý thức : kiểu sảng hoặc lú lẫn.
  • Rối loạn tri giác: thường là ảo thị, ảo giác, ảo thanh xúc giác
  • Rối loạn tư duy: hoang tưởng bị hại, bị truy hại hoặc hoang tưởng theo dõi.
  • Rối loạn cảm xúc: lo sợ, cảm xúc không ổn định,, …
  • Rối loạn hành vi: chạy trốn, kích động, tự sát,…
  • Rối loạn thần kinh thực vật: run, vã mồ hôi, mạch nhanh, thở nhanh, sốt…
  • Rối loạn điện giải và chuyển hóa.: có thể gây ra Hạ đường huyết, Hạ natri máu, Rối loạn Canxi máu..

Cận lâm sàng: Người bệnh sẽ được chỉ định một số xét nghiệm để chấn đoán sản rượu và các biến chứng do nghiện rượu mạn tính gây ra.

  • Công thức máu: có thể có thiếu máu hồng cầu to do nghiện rượu mạn tính gây thiếu hụt Vitamin B12
  • Sinh hóa máu: điện giải, glucose, ure, creatinin, men gan…
  • Xét nghiệm tìm các độc chất như ma túy, thuốc, kim loại nặng,…
  • Điện tâm đồ, điện não đồ, CT sọ não, …..
  • Thang đánh giá hội chứng cai rượu CIWI-Ar,….

Ngoài ra, các xét nghiệm thường quy khác cũng sẽ được thực hiện để tầm soát các bệnh lý nội khoa khác

Có những phương pháp nào để điều trị nghiện rượu – sảng rượu hiệu quả?

Điều trị sảng rượu cần phải sử dụng các biện pháp tổng hợp, đặc biệt là các bệnh nhân có rối loạn cơ thể nặng. Nguyên tắc chung là giải độc, sử dụng vitamin liều cao, nhất là vitamin nhóm B và thuốc hướng thần.

  • Giải độc bằng dung dịch có chức năng khử độc. Hay dùng nhất là unithiol dung dịch 5% x1ml cho 10 kg thể trọng.
  • Tiêm các dung dịch ưu trương và các dung dịch đẳng trương (clorua natri 0,9%, glucoza 5%). Glucose, dung dịch điện giải giúp giải quyết tình trạng rối loạn điện giải, đường huyết ở người bị sảng rượu.
  • Cho bệnh nhân uống nhiều nước.
  • Các thuốc giảm triệu chứng của hệ thần kinh giao cảm: Clodinine, chẹn beta
  • Benzodiazepien giúp bệnh nhân an thần và chống co giật

Người nghiện rượu mạn tính cũng thường kèm các vấn đề do biến chứng của rượu như:

  • Thiếu magie: Bổ sung Magie
  • Thiếu máu hồng cầu to: do thiếu Vitamin B12

Bệnh nhân nghiện rượu – sảng rượu cần lưu ý điều gì?

Người nghiện rượu nặng nên được tầm soát các bệnh lý về gan, tim mạch. Do nghiện rượu sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch như; Đột quị, nhồi máu cơ tim,; và biến chứng lên gan như: tăng men gan, viêm gan do rượu, xơ gan.

Ngoài ra, các bệnh lý thần kinh ngoại biên, hội chứng Wernicke- Korsacoff cũng nên được tầm soát ở các bệnh nhân này.