Rối loạn kéo tóc là tình trạng mong muốn kéo căng tóc mà không kiểm soát được. Ở một số người, áp lực kéo tóc thúc đẩy rất mạnh mẽ và khiến cho người bệnh không tự chủ mà thực hiện hành vi kéo tóc.
Rối loạn kéo tóc là tình trạng mong muốn kéo căng tóc mà không kiểm soát được
Contents
Rối loạn kéo tóc là bệnh gì?
Rối loạn kéo tóc (tên tiếng Anh là Trichotillomania) là một rối loạn thần kinh liên quan tới sự thúc giục mà không cưỡng lại được việc kéo căng lông, tóc từ da đầu, chân mày hoặc các phần khác của cơ thể, mặc dù bạn rất cố gắng không làm việc đó.
Kéo tóc ở da đầu thường để lại những vết trọc tóc loang lổ, đây là nguyên nhân gây ra vấn đề lo âu và có thể ảnh hưởng tới hoạt động xã hội của người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh rối loạn kéo tóc là do đâu?
Nguyên nhân rối loạn kéo tóc chưa được biết rõ ràng, nhưng giống nhiều rối loạn phức tạp khác, rối loạn kéo tóc chắc chắn là sự kết hợp của các yếu tố gen và môi trường.
Các yếu tố nguy cơ được các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chỉ ra bao gồm:
– Tiền sử gia đình: gen đóng vai trò trong sự phát triển của rối loạn này, rối loạn xảy ra ở những người có người thân bị rối loạn.
– Tuổi: rối loạn thường xảy ra ở tuổi trẻ – hầu hết giữa 10 và 13 tuổi – rối loạn thường gây ra trở ngại kéo dài.
– Những rối loạn khác: người có rối loạn kéo tóc kèm theo các rối loạn khác như là trầm cảm, lo âu, rối loạn ám ảnh.
– Áp lực: một số tình trạng căng thẳng rất dễ gây rối loạn kéo tóc.
Nguyên nhân rối loạn kéo tóc chưa được biết rõ ràng
Triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn kéo tóc là gì?
Dấu hiệu và triệu chứng thông thường bao gồm:
- Lặp đi lặp lại việc kéo lông, tóc ở da đầu, lông mày, mi mắt, thỉnh thoảng ở một số vị trí khác trên cơ thể.
- Cố gắng làm căng lông, tóc trước khi kéo hoặc trước khi cố chống lại việc kéo lông tóc.
- Có cảm giác dễ chịu sau khi kéo tóc.
- Luôn chú ý những nơi lông, tóc đã mất, như là ở vùng da đầu có vùng tóc ngắn, mỏng hoặc trọc, lông mi lông mày thưa.
- Thích các kiểu tóc đặc biệt.
- Cắn, nhai hoặc ăn tóc bị kéo.
- Chơi với tóc bị kéo hoặc quét tóc giữa môi hoặc quét lên mặt.
- Cố gắng ngưng hành động kéo tóc nhưng thường là không thành công.
- Có dấu hiệu lo âu hoặc trở ngại với công việc, học hành trong xã hội do ảnh hưởng của việc kéo tóc.
Nhiều người có rối loạn kéo tóc cũng kèm kéo da, cắn móng tay hoặc cắn môi. Thỉnh thoảng kéo lông, tóc các con vật cưng hoặc búp bê hoặc đồ vật khác như là quần áo, mền. Hầu hết người rối loạn kéo tóc có tính chất cá nhân và cố che giấu chứng kéo tóc.
Kéo tóc có thể do bị:
– Tập trung: một số người chú ý vào việc kéo tóc nhằm làm giảm tình trạng căng thẳng hoặc lo âu. Một số người khác có thể phát triển những hình thức phức tạp của việc kéo tóc, như là chỉ tìm tóc bên phải hoặc chỉ cắn tóc bị kéo.
– Vô thức: vài người kéo tóc mà không nhận biết rằng họ đang làm việc đó, lúc họ đang buồn chán, đọc sách hoặc xem tivi.
Một vài người có cả tập trung và vô thức, phụ thuộc vào tình trạng và tâm trạng. Rối loạn kéo tóc có thể liên quan tới cảm xúc:
– Cảm xúc tiêu cực: nhiều người rối loạn kéo tóc, hành động kéo tóc của họ là cách để đương đầu với cảm giác không thoải mái, cảm giác tiêu cực như là căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, buồn chán, áp lực.
– Cảm giác tích cực: kéo tóc giúp người rối loạn cảm thấy thỏa mãn. Vì thế, họ tiếp tục kéo tóc để duy trì cảm giác tích cực này.
Rối loạn kéo tóc là một rối loạn mãn tính. Nếu không điều trị, các triệu chứng có thể thay đổi theo thời gian. Ở một số người, nếu không được điều trị, triệu chứng có thể đến rồi đi trong vài tuần, vài tháng hoặc vài năm. Rối loạn này hiếm khi kết thúc trong một vài năm sau khi bắt đầu.
Điều trị rối loạn kéo tóc với chuyên gia Dược Sài Gòn
Tác hại của bệnh rối loạn kéo tóc?
Dù rằng không thấy các tình trạng nặng đặc hiệu, nhưng rối loạn kéo tóc ảnh hưởng tiêu cực lên cuộc sống của bạn. Một số ảnh hưởng mà các giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ như:
Cảm giác buồn bã, lo âu: nhiều người nói rằng họ ngượng ngùng, lúng túng. Các tình trạng này làm họ bị trầm cảm, lo lắng, phải uống rượu hoặc dùng chất kích thích.
Trở ngại trong xã hội: ngượng ngùng do mất một số tóc làm bạn tránh các hoạt động xã hội. Người rối loạn có thể mang tóc giả để che khuyết điểm trọc tóc ở một số vùng trên da đầu. Họ cố tránh thân mật với người khác vì sợ bị phát hiện chứng rối loạn.
Hư da và tóc: kéo tóc có thể để lại sẹo hoặc hư hại da.
Búi tóc: ăn nhiều tóc lâu ngày hình thành nhiều búi tóc lớn trong đường tiêu hóa, gây sụt cân, ói mửa, tắc nghẽn đường tiêu hóa.
Có những phương pháp nào để điều trị bệnh rối loạn kéo tóc hiệu quả?
Số lượng nghiên cứu về điều trị rối loạn kéo tóc còn hạn chế. Tuy nhiên, một số lựa chọn điều trị có thể giúp giảm tình trạng này.
Có vài liệu pháp có thể hữu ích:
- Tập bỏ dần thói quen kéo tóc: đây là cách điều trị chính. Bạn được học cách nhận thức tình huống khi bạn sắp kéo tóc và cách đưa ra hành động thay thế. Ví dụ bạn sẽ nắm chặt bàn tay của bạn để ngăn hành động lại.
- Liệu pháp nhận thức: giúp bạn xác định và tìm các suy nghĩ không hợp lý có liên quan tới việc kéo tóc.
- Liệu pháp chấp nhận: việc này giúp bạn học cách chấp nhận việc kéo tóc mà không làm gì.
Thuốc
FDA chưa công nhận thuốc đặc trị cho rối loạn kéo tóc, nhưng có một số thuốc có thể kiểm soát triệu chứng khá tốt.
Bác sĩ có thể cho thuốc chống trầm cảm hoặc một số thuốc khác. Nói chuyện với bác sĩ về các thuốc được cho, luôn luôn cân bằng giữa tác dụng có lợi và tác dụng phụ của thuốc.