Đau thắt lưng là tình trạng phổ biến có thể gặp phải ở bất cứ nhóm đối tượng nào. Ngoài ra đau thắt lưng còn là biểu hiện của những bệnh lý cực nguy hiểm.
Contents
ĐAU THẮT LƯNG LÀ BỆNH GÌ?
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, tình trạng đau thắt lưng rất dễ xuất hiện do một số vấn đề về cơ học. Điển hình như do mang vác nặng nhiều, chấn thương, vận động quá sức, tư thế xấu… Ở phụ nữ, tình trạng này cũng rất dễ kích hoạt trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đau thắt lưng chính là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý cần được quan tâm sớm. Sau đây là một số căn bệnh có thể liên quan đến tình trạng đau thắt lưng:
Thoái hóa đốt sống thắt lưng: Đây là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng các đốt sống ở khu vực thắt lưng gặp tổn thương, bị nứt hay bào mòn. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở những người cao tuổi cùng với quá trình lão hóa chung của cơ thể. Với bệnh lý này, cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên, không đột ngột nhưng lại âm ỉ, kéo dài. Tình trạng đau nhức sẽ trở nên nặng nề và khó kiểm soát hơn khi có gai xương hình thành trên đốt sống thoái hóa. Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Mục đích của việc điều trị chính khắc phục triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng. Thống kê cho thấy, những người mắc bệnh lý này sẽ có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng.
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng: Bệnh lý này thường gây ra những cơn đau nhức thắt lưng xuất hiện thường xuyên trong thời gian dài. Nguyên nhân là do phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm tràn ra ngoài và chèn ép lên đốt sống cũng như các rễ dây thần kinh.
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là bệnh xương khớp phổ biến ở người lớn tuổi. Đây là bệnh mãn tính và hiện vẫn chưa có liệu pháp điều trị dứt điểm. Cần sớm thăm khám để kiểm soát, tránh các vấn đề nguy hiểm phát sinh ảnh hưởng vận động.
Đau thần kinh tọa: Bệnh đau thần kinh tọa thường khởi phát khi có áp lực đè nén, chèn ép lên rễ dây thần kinh. Nguyên nhân gây bệnh thường do tính chất công việc, tư thế xấu hoặc cũng có thể là hệ quả của bệnh thoát vị đĩa đệm. Dây thần kinh tọa trải dài, bắt đầu từ vùng thắt lưng cho tới tận chi dưới. Chính vì thế mà người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau nhức lan tỏa. Các cơn đau có thể xuất phát từ vị trí thắt lưng sau đó lan xuống hông, đùi, đầu gối và cả bàn, ngón chân.
Loãng xương: Đau thắt lưng là bệnh gì? Trong nhiều trường hợp loãng xương sẽ là một câu trả lời hợp lý. Bệnh loãng xương thường xuất hiện khi quá trình sản xuất, tái tạo tế bào xương mới chậm hơn so với quá trình tiêu hủy và làm mất xương. Ở người bệnh loãng xương, mật độ canxi trong xương thấp, khả năng chịu lực của xương suy yếu, dễ tổn thương và gãy. Ngoài tình trạng đau thắt lưng, những cơn đau có thể kích hoạt ở bất cứ vị trí nào. Bệnh lý này thường xuất hiện ở người già hoặc phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh.
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN BỆNH THÔNG QUA TRIỆU CHỨNG VÀ VỊ TRÍ ĐAU
Nếu tình trạng đau thắt lưng xuất hiện liên tục, dai dẳng kéo dài thì bạn nên chú ý thăm khám. Bác sĩ có thể dựa vào biểu hiện triệu chứng và vị trí đau nhức để chẩn đoán bệnh.
- Nếu tình trạng đau nhức chỉ đơn thuần xuất hiện ở khu vực thắt lưng và không lan tỏa rộng thì có thể là dấu hiệu của các bệnh xương khớp. Điển hình nhất là thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm thắt lưng hay gai cột sống thắt lưng.
- Khi cơn đau xuất hiện đầu tiên ở vùng thắt lưng nhưng lại có xu hướng lan rộng. Thường là lan dần sang hai bên hông rồi xuống mông, đùi và chi dưới. Lúc này khả năng cao là bạn đang sống chung với bệnh đau dây thần kinh tọa.
- Nhiều trường hợp, những cơn đau sẽ không khởi phát ở khu vực thắt lưng mà lan tỏa từ vị trí khác. Thường gặp nhất là từ vùng bụng lan ra sau thắt lưng. Lúc này, bạn cần chú ý đến các bệnh về dạ dày. Sẽ có một số triệu chứng khác có thể đi kèm như chướng bụng, ợ hơi, mệt mỏi…
- Còn khi tình trạng đau thắt lưng được kích hoạt với các triệu chứng như đau mạn sườn, đau tức bụng thì có thể bạn đang gặp vấn đề về đường tiết niệu. Đi tiểu nhiểu lần, tiểu bí, tiểu dắt, lên cơn sốt, ớn lạnh… là những triệu chứng khác có thể đi kèm.
CÁCH KHẮC PHỤC TẠM THỜI TÌNH TRẠNG ĐAU THẮT LƯNG
Cũng theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, để khắc phục tạm thời tình trạng đau thắt lưng người bệnh có thể áp dụng các phương pháp tác dụng nhiệt, massage,…
Tác dụng nhiệt: Tác dụng nhiệt phù hợp là liệu pháp đơn giản trong việc ức chế tình trạng đau nhức. Tuy nhiên, chọn sử dụng nhiệt nóng hay nhiệt lạnh còn tùy thuộc vào biểu hiện mà bạn gặp phải. Nhiệt nóng thường thích hợp với những cơn đau thắt lưng đơn thuần, không đi kèm với các triệu chứng khác. Nhưng khi tình trạng đau nhức kèm theo dấu hiệu sưng viêm thì tác dụng nhiệt lạnh sẽ phù hợp hơn.
- Chườm nóng: Chỉ cần cho nước ấm khoảng 70 độ vào túi chườm rồi áp trực tiếp lên vùng thắt lưng bị đau. Ngoài ra có thể thay thế nước ấm bằng lá ngải cứu rang nóng với muối để nhận hiệu quả tốt hơn.
- Chườm lạnh: Sử dụng đá lạnh cho vào túi chườm và cũng áp nhẹ nhàng lên khu vực thắt lưng đang bị đau. Tuyệt đối không sử dụng viên đá chà trực tiếp lên thắt lưng mà không cho vào túi.
Kể cả với cách chườm nóng hay chườm lạnh bạn đều cần quan tâm đến nhiệt độ của túi chườm. Tốt nhất chỉ nên chườm khoảng 15 – 20 phút/lần để tránh gây tổn thương lên vùng da bên ngoài. Bạn có thể áp dụng liệu pháp tác dụng nhiệt bất cứ khi nào tình trạng đau nhức thắt lưng kích hoạt.
Massage: Massage là biện pháp rất đơn giản, phù hợp trong việc đáp ứng tình trạng đau nhức thắt lưng. Việc massage sẽ giúp cho các mô mềm được giãn ra, giải phóng hệ thống rễ thần kinh. Đồng thời, liệu pháp này cũng đem lại hiệu quả tốt trong việc thúc đẩy tuần hoàn máu. Nhờ đó, massage không chỉ giúp giảm đau thắt lưng mà còn giúp tinh thần được thoải mái và khỏe khoắn hơn. Chỉ cần sử dụng từ bàn và ngón tay tác dụng trực tiếp lên vùng thắt lưng bằng các động tác xoa, bóp, day, ấn. Liệu pháp massage khi thực hiện vào buổi tối sẽ còn giúp chăm sóc tốt hơn cho giấc ngủ. Bạn sẽ bớt lo lắng về việc sẽ bị các cơn đau làm phiền.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt: Đây cũng là vấn đề quan trọng mà bạn cần chú ý để kiểm soát tình trạng đau nhức thắt lưng. Đặc biệt nhất là khi tình trạng này kích hoạt do các bệnh về cơ xương khớp.