Dị dạng mạch máu tủy sống là căn bệnh hiếm gặp nhưng lại hết sức nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh có thể được điều trị để trì hoãn hoặc bảo tồn tránh các mối nguy hại cho tủy sống.
Hầu hết phát bệnh dị dạng mạch máu tủy sống lúc bẩm sinh
Contents
- 1 Dị dạng mạch máu tủy sống là bệnh gì?
- 2 Nguyên nhân gây bệnh dị dạng mạch máu tủy sống là do đâu?
- 3 Yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh dị dạng mạch máu tủy sống
- 4 Triệu chứng thường gặp của bệnh dị dạng mạch máu tủy sống là gì?
- 5 Biến chứng của bệnh dị dạng mạch máu tủy sống có nguy hiểm không?
- 6 Có những phương pháp nào chẩn đoán bệnh dị dạng mạch máu tủy sống?
- 7 Có những phương pháp nào điều trị bệnh dị dạng mạch máu tủy sống?
Dị dạng mạch máu tủy sống là bệnh gì?
Dị dạng mạch máu tủy sống (tên tiếng Anh là Spinal Arteriovenous Malformation) là một tình trạng rối loạn hiếm gặp ở trong hoặc gần dây sống. Oxy thông qua các động mạch dẫn tới các mao mạch nuôi dưỡng cho tủy sống. Máu hết oxy thông qua tĩnh mạch trở về tim và phổi. Ở dị dạng mạch máu tủy sống, máu đi thẳng từ động mạch qua tĩnh mạch mà không thông qua các mao mạch. Điều này làm cạn đi oxy cần thiết của các mô xung quanh và gây chết các tế bào mô tủy sống.
Động mạch và tĩnh mạch trong dị dạng mạch máu tủy sống có thể vỡ ra và gây xuất huyết. Đôi khi, dị dạng có thể bị lớn ra theo thời gian vì lưu lượng máu tăng, ép vào tủy sống gây khuyết tật và các biến chứng khác. Bệnh có thể không được chẩn đoán nếu bạn không có dấu hiệu và triệu chứng. Nếu không điều trị, bệnh có thể gây hủy hoại tủy sống vĩnh viễn.
Nguyên nhân gây bệnh dị dạng mạch máu tủy sống là do đâu?
Nguyên nhân đặc hiệu vẫn chưa rõ. Hầu hết phát bệnh lúc bẩm sinh, nhưng một số người phát bệnh ở giai đoạn sau của cuộc đời.
Yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh dị dạng mạch máu tủy sống
Không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào được làm rõ. Bệnh có thể xảy ra ở cả hai giới nam và nữ, đồng thòi xuất hiện ở mọi lứa tuổi.
Triệu chứng thường gặp của bệnh dị dạng mạch máu tủy sống là gì?
Các triệu chứng của bệnh dị dạng mạch máu tủy sống rất đa dạng, tùy thuộc vào độ nặng và vị trí của dị dạng. Nhiều người không biểu hiện triệu chứng nào qua nhiều năm, nhiều người lại có triệu chứng đe dọa tính mạng.
Bệnh thường biểu hiện các triệu chứng lúc 20 tuổi, mặc dù 20% người bệnh được chẩn đoán khi dưới 16 tuổi. Triệu chứng cấp cứu có thể xảy ra từ từ hoặc đột ngột. Các triệu chứng được các bác sĩ đang giảng dạy tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ gồm có:
- Gặp khó khăn khi đi bộ hoặc leo cầu thang
- Tê, cảm giác kiến bò hoặc đau đột ngột ở chân
- Yếu ở một hoặc hai bên cơ thể
Nếu bệnh đang tiến triển, các triệu chứng khác có thể có:
- Đột ngột đau lưng dữ dội
- Mất cảm giác ở chân
- Khó khăn khi đi tiểu tiện
- Đau đầu
- Cứng cổ
- Nhạy cảm ánh sáng
Hãy khám bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng của dị dạng mạch máu tủy sống như đã nêu ở trên. Việc điều trị bệnh sớm sẽ tránh được những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Tìm hiểu phương pháp điều trị dị dạng mạch máu tủy sống cùng với chuyên gia Dược Sài Gòn
Biến chứng của bệnh dị dạng mạch máu tủy sống có nguy hiểm không?
Dị dạng mạch máu tủy sống nếu không được điều trị có thể dẫn đến khuyết tật bởi hủy hoại tủy sống và các mô xung quanh. Các biến chứng đặc hiệu bao gồm:
- Khó khăn khi di chuyển
- Tê, cảm giác kiến bò và đau
- Khuyết tật tủy sống
- Phình mạch
- Tăng huyết áp tĩnh mạch có thể gây phù và nhồi máu tủy sống
- Xuất huyết, thúc đẩy việc gây hại đến tủy sống
Có những phương pháp nào chẩn đoán bệnh dị dạng mạch máu tủy sống?
Dị dạng mạch máu tủy sống có thể khó chẩn đoán vì dấu hiệu và triệu chứng giống với các bệnh tủy sống khác, như dò động tĩnh mạch màng cứng tủy sống, hẹp tủy sống, đa xơ hoặc u tủy sống.
Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân khác, gồm có:
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Xét nghiệm sử dụng từ trường và sóng tần số để tạo hình ảnh chi tiết của tủy sống. MRI có thể phát hiện một khối phình là hậu quả của các mạch máu nối nhau bất thường cùng với dị dạng mạch máu.
- Chụp mạch máu: Xét nghiệm thường được dùng để phát hiện vị trí và đặc điểm mạch máu bị dị dạng. Một catheter sẽ được luồn vào động mạch đùi và dẫn tới tủy sống. Chất cản quang được tiêm vào mạch máu tủy sống để làm chúng có thể thấy được trên X quang.
Có những phương pháp nào điều trị bệnh dị dạng mạch máu tủy sống?
Điều trị dị dạng mạch máu tủy sống có thể bao gồm kết hợp nhiều phương pháp để làm giảm triệu chứng cũng như giảm nguy cơ các biến chứng. Theo bác sĩ Trần Anh Tú – Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, việc lựa chọn điều trị sẽ phụ thuộc vào kích thước, vị trí và lưu lượng máu của dị dạng, khám lâm sàng thần kinh và tổng trạng sức khỏe của bạn.
Mục đích điều trị dị dạng mạch máu tủy sống là giảm nguy cơ xuất huyết và ngưng hoặc ngăn ngừa tiến triển các triệu chứng.
Điều trị bằng thuốc
Thuốc giảm đau có thể giảm đau lưng, nhưng hầu hết bệnh đòi hỏi phẫu thuật.
Tắc nội mạch
Tắc nội mạch là thủ thuật xâm lấn sử dụng để làm giảm nguy cơ xuất huyết và các biến chứng khác kết hợp với dị dạng mạch máu tủy sống.
Một catheter sẽ được luồn vào động mạch ở chân dẫn tới tủy sống nơi nuôi sống vùng dị dạng. Các phần tử nhỏ dạng keo sẽ được tiêm vào gây tắc mạch và giảm lượng máu tới chỗ dị dạng.
Thủ thuật thường được kết hợp với phẫu thuật cột sống. Bác sĩ có thể làm thủ thuật trước khi phẫu thuật để giảm chảy máu trong lúc mổ hoặc để giảm kích thước dị dạng vì vậy cuộc mổ được thành công hơn.
Phẫu thuật
Phẫu thuật dùng để loại bỏ dị dạng khỏi mô xung quanh. Bác sĩ có thể bàn bạc lợi ích và nguy cơ của phẫu thuật. Dị dạng càng gần tủy sống thì phẫu thuật càng khó khăn, đòi hỏi thực hiện bởi phẫu thuật viên có kinh nghiệm. Phẫu thuật thường được kết hợp với thủ thuật tắc mạch.