Cùng Y Sĩ Đa Khoa Sài Gòn Tìm Hiểu Về Bệnh Kén Khí Ở Phổi

Bệnh lén khí ở phổi có nguy hiểm không? Nguyên nhân hình thành bệnh do đâu? Điều trị và phòng ngừa bệnh như thế nào an toàn và đem lại hiệu quả nhất?

kén khí phổi 1 một bệnh lý khá thường gặp với sự tích tụ khí ở nhu mô phổi (ảnh minh họa)
kén khí phổi 1 một bệnh lý khá thường gặp với sự tích tụ khí ở nhu mô phổi (ảnh minh họa)

Hãy cùng các bác sĩ – giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh để có những thông tin cần thiết, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả

NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ BỆNH KÉN KHÍ Ở PHỔI

Bệnh kén khí ở phổi là gì?

Các Y sĩ đa khoa Sài Gòn cho biết, kén khí phổi 1 một bệnh lý khá thường gặp với sự tích tụ khí ở nhu mô phổi. Chẩn đoán kén khí dựa vào X quang phổi và CT scan ngực với của sổ nhu mô phổi. Đa số các trường hợp được chẩn đoán khi đã có biến chứng.

Khi kén khí phổi còn nhỏ thì không biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng, tuy nhiên nó lại rất dễ xảy ra các biến chứng, nhất là tràn khí màng phổi với chỉ cần một nguyên nhân nhỏ làm tăng áp lực trong đường thở gây vỡ những kén khí này gây tràn khí màng phổi tự phát.

Đa số các tác giả phân chia ra kén khí thành 2 nhóm bẩm sinh và mắc phải, trong loại bẩm sinh có kén khí loạn sản phôi, trong loại mắc phải bao gồm bóng khí và các hang khí thường là các hang còn sót lại được biểu mô hóa như áp xe phổi, hang lao.

Có hai đặc điểm nổi bật của kén khí phổi là tính chất tiềm ẩn và tính chất đa dạng của các biến chứng.

  • Tính chất tiềm ẩn là vì không phát hiện được hoặc phát hiện tình cờ trên X quang hoặc CT scan ngực.
  • Tính đa dạng của các biến chứng như ho ra máu, nhiễm khuẩn kén khí, vỡ kén khí gây tràn khí màng phổi có khi kèm tràn máu màng phổi.

Kén khí phổi thường gặp từ khi bệnh nhân còn rất trẻ tuổi, những người trẻ tuổi thường là dạng nhiều kén khí nhỏ tạo thành chùm ở đỉnh phổi như các tác giả đã mô tả, trong khi ở người lớn tuổi thường có một bóng khí lớn chiếm cả một thùy phổi, điều này có thể giải thích theo cơ chế bệnh sinh của kén khí phổi mà 80% do mắc phải từ bệnh lý viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn v.v….

Nguyên nhân gây bệnh kén khí ở phổi

Những yếu tố nguy cơ gây hình thành kén khí phổi:

  • Hút thuốc lá chủ động
  • Hút thuốc lá thụ động
  • Ô nhiễm môi trường
  • Nhiễm trùng đường hô hấp
  • Sự tăng đáp ứng phế quản
  • Ô nhiễm môi trường nghề nghiệp
  • Giảm Alpha 1 antitrypsin

Triệu chứng thường gặp của bệnh kén khí ở phổi

Các kén khí bẩm sinh và kích thước nhỏ không có dấu hiệu gì biểu hiện trên lâm sàng.Các kén khí với tình trạng khí phế thũng: sẽ biểu hiện những triệu chứng của khí phế thũng và được chia làm hai dạng typ A & typ B. Triêu chứng của bệnh cụ thể như:

  • Đau ngực là triệu chứng thường gặp nhất và nhiều khi lại là dấu hiệu duy nhất trong kén khí phổi có biến chứng tràn khí màng phổi lượng ít.
  • Khó thở là triệu chứng thường gặp thứ hai, mức độ khó thở tùy thuộc vào lượng khí trong khoang màng phổi và vào tình trạng bệnh phổi mạn tính như lao phổi xơ chai, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đi kèm.
  • Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm khó thở khi nằm, ho khan hoặc ho ra máu.

Các triệu chứng nêu trên dễ bị trùng lấp với những bệnh lý hô hấp khác, nên chủ yếu chẩn đoán xác định bệnh lý kén khí phổi phải dựa vào các CLS chẩn đoán hình ảnh.

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn thông báo xét tuyển các ngành Y Dược 2019
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn thông báo xét tuyển các ngành Y Dược 2019

BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN VÀ PHÒNG NGỪA BỆNH KÉN KHÍ Ở PHỔI

Phương pháp chẩn đoán bệnh kén khí ở phổi

Hình ảnh X quang phổi quy ước

Hình ảnh kén khí trên phim X-quang là một vùng sáng tròn, đều đặn được bao quanh bởi một đường viền cản quang mỏng, kích thước thay đổi từ 2-3 cm đến hàng chục cm. Kén khí lớn có thể nhầm với hình ảnh của tràn khí khu trú. Những kén nhỏ hoặc trung bình có thể nhầm với giãn phế quản dạng kén và những hang tồn tại sau lao phổi hoặc áp xe phổi. Những trường hợp này rất cần chụp phế quản hoặc cắt lớp để xác định.

Hình ảnh chụp cắt lớp điện toán ngực

CT scan ngực là một phương pháp chẩn đoán kén khí phổi với độ nhạy cao, có thể phát hiện những kén khí nhỏ từ 10mm trở lên, thấy sự phân bố mạch máu trong phần phổi lân cận, thấy mức độ chèn ép của kén khí từ đó cho phép tiên lượng chính xác cuộc mổ, nhất là trong phẫu thuật nội soi lồng ngực. Tuy nhiên khi phổi không nở hết, các bóng khí nhỏ dưới 10mm thì cũng khó xác định tổn thương.

Biện pháp phẫu thuật điều trị bệnh kén khí ở phổi

Mục đích phẫu thuật điều trị:

  • Làm giảm những thay đổi quá giới hạn của phần phổi bình thường kế cận kén khí
  • Làm tăng sự đàn hồi của phần phổi còn lại và kích thước của đường thở, để phát triển sự thở ra gắng sức
  • Làm tăng chỉ số hô hấp trong những phần phổi lành.
  • Làm giảm khoảng chết sinh lý nếu kén khí lớn có sự thông thương khí cao

Các chỉ định phẫu thuật:

  • Những trường hợp kén khí nhiễm trùng.
  • Kén khí chảy máu
  • Kén khí chưa vỡ + có tình trạng khó thở trên lâm sàng.
  • Kén khí chưa vỡ + có tình trạng đau ngực trên lâm sàng.
  • Kén khí vỡ gây TKMP

Chống chỉ định phẫu thuật tương đối:

  • Bệnh nhân già yếu, thể trạng suy kiệt
  • Có nguy cơ phẫu thuật cao

Các phương pháp phẫu thuật:

  • Cắt kén khí
  • Cắt phần thùy phổi
  • Cắt thùy phổi
  • Phẫu thuật nội soi cắt kén khí

Hậu phẫu:

Chăm sóc hậu phẫu:

  • Theo nguyên tắc chung của bệnh nhân hậu phẫu mở lồng ngực
  • Rút ống dẫn lưu màng phổi thường vào hậu phẫu ngày 3- 4

Biến chứng hậu phẫu:

  • Dày dính màng phổi (11%)
  • Xẹp phổi (11,1%)
  • Nhiễm trùng vết mổ ( 11,1%)
  • Nhiễm trùng chân ống dẫn lưu (8,3%)
  • Tràn khí màng phổi (16,6%)
  • Tràn dịch màng phổi (5,5%)
  • Máu đông khoang màng phổi ( 5,5%)

Tái khám sau ra viện:

  • Lập kế hoạch theo dõi sau ra viên : tái khám sau 1 tháng, 6 tháng, 1 năm
  • Theo dõi khi tái khám : tình trạng lâm sàng, X quang phổi, đo CNHH.

Trên đây là tất tần tật những thông tin về bệnh Kén khí ở phổi mà các chuyên gia tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc!