Hiện nay có nhiều nguyên nhân có thể gây phản ứng cho da và dẫn đến bệnh viêm da tiếp xúc. Biết được nguyên nhân do đâu sẽ giúp tìm được những cách phòng tránh bệnh hiệu quả
Điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả cần biết được nguyên nhân gây bệnh
Contents
Viêm da tiếp xúc là bệnh gì?
Viêm da tiếp xúc có ban đỏ và ngứa và gây ra bởi sự tiếp xúc trực tiếp với các chất gây dễ kích ứng da. Loại ban này không lây nhiễm và không đe dọa tính mạng nhưng có thể làm bạn rất khó chịu.
Để điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả, bạn cần phải biết những chất có thể gây ra phản ứng ở da và tránh tiếp xúc với chúng. Nếu bạn hạn chế tuyệt đối không tiếp xúc với chúng thì ban da sẽ tự khỏi trong vòng 2-4 tuần. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm dịu da với băng hay gạc thấm ướt, kem chống ngứa hay các biện pháp tự chăm sóc da tại nhà khác.
Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc là do đâu?
Viêm da tiếp xúc chủ yếu do việc tiếp xúc với chất dị ứng và gây ra các phản ứng quá mẫn trong cơ thể. Có thể có hàng ngàn loại chất dị ứng đã được biết đến. Một số trong đó có thể gây ra cả viêm da tiếp xúc kích thích và viêm da tiếp xúc dị ứng.
Viêm da tiếp xúc kích thích: Đây là loại thường gặp nhất. Loại này là phản ứng của da không do dị ứng xảy ra khi chất kích thích da làm phá hủy lớp ngoài cùng bảo vệ da.
Một số chất kích thích như:
- Các dung môi hòa tan
- Chất cồn chùi rửa
- Các loại chất tẩy lau chùi
- Dầu gội hay các chất keo, gel tạo mẫu tóc
- Chất ô nhiễm không khí như bụi, mùn cưa hay lông
- Cây cỏ
- Các loại phân bón và thuốc trừ sâu
Loại viêm da này xảy ra khi chất kích thích này là dị nguyên với cơ thể (tức là chất có thể gây các phản ứng dị ứng, quá mẫn kích thích hoạt động quá mức của hệ miễn dịch trong cơ thể). Loại này thường chỉ ảnh hưởng lên cơ quan có tiếp xúc với dị nguyên. Nhưng nó có thể xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn, gia vị, thuốc hay trong quá trình làm các thủ thuật y khoa.
Cơ thể bạn có thể phản ứng quá nhạy cảm với các chất dị nguyên mạnh chỉ sau một lần tiếp xúc đầu tiên. Với những chất dị nguyên yếu hơn có thể sẽ phải sau nhiều lần tiếp xúc hay sau vài năm mới có thể khởi phát phản ứng dị ứng bộc phát triệu chứng ra bên ngoài. Một khi bạn đã có triệu chứng dị ứng với một chất kích thích thì thậm chí chỉ cần một lượng rất nhỏ của chất này cũng có thể gây phản ứng quá mẫn trong cơ thể.
Các chất dị nguyên thường gặp được các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn kể đến như:
- Hóa chất có trong trang sức, khóa của túi xách, thắt lưng và một số vật dụng khác
- Một số thuốc như kháng sinh
- Chất dầu thơm từ thực vật có trong các sản phẩm như nước hoa, mỹ phẩm, …
- Hóa chất thường có trong các chất bảo quản, tẩy uế hay giặt giũ
- Các sản phẩm dùng cho cơ thể như chất khử mùi, sữa tắm, thuốc nhuộm tóc, mỹ phẩm và sơn móng tay.
- Một số loại cây như cây thường xuân và cây xoài có chứa một loại chất dị ứng cực mạnh có tên là “urushiol”
- Các chất có trong không khí như phấn hoa và thuốc phun xịt trừ sâu
- Các sản phẩm có thể gây phản ứng da dưới ánh nắng (viêm da tiếp xúc dị ứng ánh sáng) như kem chống nắng hay thuốc.
Ở trẻ em, bệnh có thể bùng phát sau khi tiếp xúc với một số vật dụng như tã, khăn giấy em bé, kem chống nắng hay quần áo.
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn thông báo tuyển sinh Cao đẳng dược năm 2019
Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm da tiếp xúc là gì?
Viêm da tiếp xúc thường xảy ra ở vùng da có tiếp xúc trực tiếp với chất gây ra phản ứng da. Ban thường xuất hiện trong vòng vài phút đến vài giờ và kéo dài từ 2-4 tuần sau lần tiếp xúc.
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm da tiếp xúc bao gồm:
- Đỏ da
- Ngứa
- Khô, nứt hay bong vảy da
- Những nốt sưng phồng ở da và mụn nước, thỉnh thoảng rỉ vỡ ra và đóng mày
- Da sưng, nóng và dễ nhạy cảm
Có những phương pháp nào để điều trị bệnh viêm da tiếp xúc?
Nếu các biện pháp chăm sóc tại nhà không làm giảm các triệu chứng, bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn gợi ý sẽ kê thêm một số thuốc như:
- Kem hay chất bôi ngoài da: chúng sẽ giúp làm dịu ban da của viêm da tiếp xúc và cần thoa lên da 1-2 lần mỗi ngày trong vòng 2-4 tuần.
- Thuốc uống: trong trường hợp nặng hơn, bác sĩ cần kê thêm thuốc kháng viêm uống để làm giảm các triệu chứng viêm, thuốc kháng để làm giảm ngứa hay thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn.
Làm thế nào để phòng chống bệnh viêm da tiếp xúc?
- Hạn chế tiếp xúc với những chất kích ứng da. Bạn cần biết và xác định những chất này để có thể hạn chế tiếp xúc với chúng để tránh gây phản ứng cho cơ thể.
- Loại bỏ chất gây kích ứng da bằng cách rửa sạch da bằng xà phòng ngay sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Dùng loại xà phòng dịu nhẹ hoặc không có mùi thơm với nước ấm. Mang những vật bảo hộ như găng tay, mặt nạ, kính bảo hộ và những vật khác có thể che chắn, bảo vệ bạn khỏi những chất kích ứng, bao gồm cả những thuốc tẩy rửa lau nhà.
- Dùng chất dưỡng ẩm giúp bảo tồn tốt lớp ngoài cùng của da và giữ cho da mềm mại.
- Chăm sóc vật nuôi trong nhà và cây cỏ.