Chứng hạ đường huyết là một cảnh báo về vấn đề sức khoẻ. Nếu tình trạng hạ đường huyết kéo dài thì cần xác định được nguyên nhân gây ra để điều trị
Hạ đường huyết là một tình trạng đặc trưng bởi sự thấp bất thường của lượng đường trong máu
Bài viết này hãy cùng các chuyên gia tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về chứng hạ đường huyết
Contents
Hạ đường huyết có phải bệnh không?
Về cơ bản, hạ đường huyết không phải là bệnh, đây là một tình trạng đặc trưng bởi sự thấp bất thường của lượng đường trong máu (Glucose), nguồn năng lượng chính của cơ thể.
Hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, một số người không mắc bệnh đái tháo đường cũng có thể bị hạ đường huyết.
Việc điều trị hạ đường huyết ngay tức thời liên quan đến các bước để làm cho mức đường trong máu của bạn trở lại bình thường nhanh chóng – khoảng 70 đến 110 mg / dl (3,9 đến 6,1 milimol/lít, hoặc mmol / L) – bằng thực phẩm có lượng đường cao hoặc thuốc men. Việc điều trị hạ đường huyết kéo dài cần xác định và điều trị nguyên nhân gây hạ đường huyết.
Nguyên nhân dẫn đến chứng hạ đường huyết
Hạ đường huyết xảy ra khi mức đường trong máu (Glucose) giảm quá thấp. Có nhiều lý do khiến điều đó xảy ra, phổ biến nhất là do tác dụng phụ của những thuốc được sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường, cụ thể những nguyên nhân gây nên bệnh như:
Nguyên nhân do mắc bệnh đái tháo đường
Nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường, tác dụng của Insulin lên cơ thể sẽ giảm đáng kể, vì tuyến tụy không sản sinh ra đủ (bệnh đái tháo đường tuýp 1) hoặc bởi vì tế bào ít đáp ứng với Insulin hơn (bệnh đái tháo đường týp 2). Kết quả là Glucose có xu hướng tích tụ trong máu và có thể đạt mức quá cao. Để khắc phục vấn đề này, có thể dùng Insulin hoặc các thuốc khác để giảm lượng đường trong máu.
Nếu bạn dùng quá nhiều Insulin so với lượng Glucose trong máu, nó có thể làm cho lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp, dẫn đến hạ đường huyết. Hạ đường huyết cũng có thể xảy ra nếu sau khi dùng thuốc trị đái tháo đường, bạn không ăn nhiều như bình thường (ăn ít đường) hoặc tập thể dục nhiều hơn (sử dụng nhiều Glucose) hơn bình thường. Để ngăn ngừa điều này xảy ra, có thể bác sĩ sẽ trao đổi với bạn để tìm liều lượng tối ưu phù hợp với thói quen ăn uống và hoạt động thường xuyên của bạn.
Nguyên nhân nếu không mắc bệnh đái tháo đường
Hạ đường huyết ở những người không bị đái tháo đường ít gặp hơn. Các nguyên nhân có thể bao gồm:
- Thuốc men: Dùng thuốc đái tháo đường của người khác có thể là nguyên nhân gây hạ đường huyết.
- Tiêu thụ rượu quá nhiều: Uống nhiều rượu khi không ăn có thể ngăn không cho gan tiết Glucose dự trữ vào trong máu, gây hạ đường huyết.
- Một số bệnh nghiêm trọng: Những bệnh gan, rối loạn của thận, có thể làm cơ thể không thể bài tiết các chất, gây ảnh hưởng đến lượng Glucose do sự tích tụ của các loại thuốc đó. Chán ăn lâu dài, có thể xảy ra trong rối loạn ăn uống như chứng chán ăn tâm thần (anorexia nervosa), dẫn đến sự cạn kiệt các chất mà cơ thể bạn cần để tân tạo đường, gây hạ đường huyết.
- Insulin sản xuất thừa
- Thiếu hụt hormone: Một số rối loạn tuyến thượng thận và tuyến yên có thể dẫn đến sự thiếu hụt các hormone chính điều hòa sự sản sinh Glucose.
Hạ đường huyết sau bữa ăn
Hạ đường huyết thường xảy ra khi bạn không ăn, nhưng không phải lúc nào cũng đúng. Đôi khi hạ đường huyết xảy ra sau bữa ăn vì cơ thể sản xuất nhiều Insulin hơn mức cần thiết.
Triệu chứng thường gặp của chứng hạ đường huyết
Chuyên gia Trường Dược Sài Gòn cho biết, cơ thể và bộ não cần cung cấp đường (Glucose) liên tục để hoạt động bình thường. Nếu mức đường huyết trở nên quá thấp, nó có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng như:
- Đánh trống ngực
- Mệt mỏi
- Da nhợt nhạt
- Run rẩy
- Lo âu
- Đổ mồ hôi
- Đói
- Cáu gắt
- Cảm giác ngứa ran xung quanh miệng
- Khóc trong lúc ngủ
- Khi hạ đường huyết trầm trọng, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:
- Lẫn lộn, hành vi bất thường hoặc cả hai, chẳng hạn như không có khả năng hoàn thành các công việc thông thường
- Các rối loạn thị giác, chẳng hạn như nhìn mờ
- Động kinh
- Mất ý thức
Những người bị hạ đường huyết trầm trọng có thể biểu hiện như đang bị nhiễm độc. Họ có thể nói lắp và đi lảo đảo.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019
Phương pháp để điều trị chứng hạ đường huyết
Để điều trị chứng hạ đường huyết người bệnh có thể sử dụng một trong những biện pháp phổ biến như:
Điều trị ban đầu tức thời
Việc điều trị ban đầu phụ thuộc vào các triệu chứng. Các triệu chứng ban đầu thường có thể được điều trị bằng cách tiêu thụ 15 đến 20 gram carbohydrate hoạt hóa nhanh. Carbohydrate hoạt hóa nhanh là thực phẩm dễ dàng chuyển hóa thành đường trong cơ thể, chẳng hạn như bánh kẹo, nước trái cây, nước ngọt, viên Glucose hoặc gel. Thực phẩm chứa chất béo hoặc protein không phải là cách điều trị tốt cho hạ đường huyết, bởi vì protein và chất béo có thể làm chậm sự hấp thu đường trong cơ thể.
Điều trị nguyên nhân tiềm ẩn
Ngăn ngừa hạ đường huyết tái phát đòi hỏi bác sĩ phải xác định nguyên nhân tiềm ẩn và điều trị nó. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra, điều trị có thể bao gồm:
Thuốc men
Nếu thuốc là nguyên nhân gây hạ đường huyết, bác sĩ sẽ gợi ý thay đổi thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng.
Điều trị khối u
Một khối u trong tuyến tụy được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ khối u. Trong một số trường hợp, cần cắt bỏ một phần tá tràng.
Phòng chống chứng hạ đường huyết
Theo các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn hãy áp dụng các biện pháp sau đây để điều trị chứng hạ đường huyết một cách hiệu quả nhất:
- Áp dụng theo kế hoạch kiểm soát bệnh đái tháo đường mà bạn và bác sĩ đã phát triển một cách cẩn thận, Nếu bạn bị đái tháo đường, hãy
- Sử dụng thiết bị giám sát Glucose huyết liên tục (CGM) là lựa chọn cho một số người, đặc biệt là những người hạ đường huyết vô thức.
- Hãy đảm bảo luôn mang theo carbohydrate hoạt hóa nhanh, chẳng hạn như nước trái cây hoặc viên nén Glucose, nhờ vậy bạn có thể ngăn lượng đường trong máu giảm trước khi nó hạ xuống đến mức nguy hiểm.
- Nếu bạn không bị đái tháo đường nhưng có những đợt tái hạ đường huyết định kỳ, ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên trong ngày là một biện pháp ngăn chặn để giúp ngăn đường huyết của bạn không bị hạ quá thấp.
Trên đây là tất cả thông tin về chứng hạ đường huyết mà chuyên gia Trường Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ đến bạn, qua bài viết này hi vọng bạn có những thông tin cần thiết, để phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.