4 lá trong van tim giúp dòng máu chảy theo chu trình nhất định, tuy nhiên có trường hợp các van tim không mở ra hết hoặc đóng kín hoàn toàn, dẫ tới bệnh van tim
Cùng các giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh van tim qua bài viết sau đây!
Contents
Bệnh van tim là gì?
Bệnh van tim (heart valve disease) xảy ra khi các lá van trong tim không còn hoạt động hiệu quả do một số lý do nào đó.
Việc điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào vấn đề về van tim, tình trạng và các ảnh hưởng từ bệnh bạn đang gặp phải. Trong một số trường hợp, việc hồi phục hay thay van tim là bắt buộc để điều trị tốt nhất.
Nguyên nhân gây bệnh van tim
Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn cho biết, các lá van có nhiệm vụ giúp dòng máu chảy theo một chu trình nhất định. Các lá van bao gồm van hai lá, van ba lá, van động mạch chủ, và van động mạch phổi. Mỗi van đều có các lá van (cusps) có nhiệm vụ đóng/mở mỗi khi tim đập. Đôi khi các lá van không thể mở hết cỡ hay đóng khít lại, làm dòng máu chảy qua tim đến khắp cơ thể không theo một chiều nhất định.
Bệnh van tim có thể mắc phải từ lúc mới sinh ra, hoặc gặp ở người lớn tùy vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe, như bệnh nhiễm trùng và các vấn đề về tim mạch.
Vấn đề về van tim thường gặp gồm:
- Hở van tim (Regurgitation): Là tình trạng các lá van không đóng kín , làm cho máu chảy ngược chiều và tình trạng này hay xuất hiện cùng với việc sa van (prolapse)
- Hẹp van tim (Stenosis): Trong hẹp van tim, các lá van trở nên dày ,cứng, giảm độ mở của lá van, làm giảm lượng máu chảy qua van.
- Teo bít van tim (Atresia): Là tình trạng lá van không được hình thành, chỉ tạo một lớp thành ngăn dòng máu chảy giữa các buồng tim.
Triệu chứng thường gặp của bệnh van tim
Một số bệnh nhân mắc bệnh van tim có thể không có các triệu chứng trong suốt nhiều năm. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bao gồm:
- Âm thổi (heart murmur) khi bác sĩ dùng ống nghe để tim bạn
- Mệt mỏi
- Khó thở, nhất là khi hoạt động hay nằm
- Phù ở mắt cá hay bàn chân
- Chóng mặt, ngất
- Nhịp tim đập bất thường
Khi bác sĩ thăm khám và phát hiện tiếng âm thổi, họ sẽ chuyển bạn đến trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Và khi bạn cảm nhân các triệu chứng có thể liên quan đến bệnh van tim, hãy đến gặp bác sĩ.
Biến chứng thường gặp của bệnh van tim
Bệnh van tim có thể gây ra nhiều biến chứng, như:
- Suy tim
- Đột quỵ
- Tạo huyết khối
- Nhịp tim bất thường
- Tử vong
Phương pháp điều trị bệnh van tim
Việc điều trị bệnh van tim phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bạn hoặc việc bạn đã có các triệu chứng và dấu hiệu bệnh van tim, hay bệnh của bạn đang tiến triển nặng hơn.
- Bác sĩ chuyên khoa tim mạch sẽ là người theo dõi tình trạng bệnh của bạn. Nếu mắc phải bệnh van tim, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế chuyên khoa tim mạch có kinh nghiệm sẽ cùng nhau đưa ra giải pháp tốt nhất để điều trị cho bạn.
- Bác sĩ điều trị sẽ theo dõi diễn tiến bệnh của bạn qua các lần tái khám đã hẹn trước, họ cũng sẽ đưa ra các lời khuyên về thay đổi lối sống cũng như kê toa các loại thuốc điều trị cho bạn.
Bạn cũng có thể phải dùng biện pháp phẫu thuật để phục hồi hay thay van tim. Bác sĩ cũng cân nhắc việc phẫu thuật cho bạn ngay cả khi bạn không có các triệu chứng nào trước đó nhằm tránh biến chứng sau này. Nếu bạn cần phải phẫu thuật tim về do nguyên nhân khác, bác sĩ phẫu thuật cũng có thể phải phục hồi hay thay van tim cho bạn tùy trường hợp.
Theo bác sĩ giảng viên hiện đang giảng dạy lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, phẫu thuật van tim thường yêu cầu mổ hở mở lồng ngực, hoặc áp dụng các phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn hơn. Ở một số trung tâm y tế, bác sĩ sẽ nhờ sự hỗ trợ của robot phẫu thuật để phẫu thuật theo dạng ít xấm lấn và dưới sự điều khiền của các bác sĩ phẫu thuật.
Một số trường hợp, bác sĩ sẽ dùng catheter để phẫu thuật van tim theo dạng ít xâm lấn cùng các dụng cụ như kẹp nút hay các khí cụ khác. Việc thay thế van tim có thể áp dụng trong phương pháp dùng catheter.
Các lựa chọn phẫu thuật cho bệnh van tim bao gồm:
- Phục hồi van tim: Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật phục hồi van tim nếu có thể để khôi phục chức năng của van tim nói riêng và của tim nói chung. Để phục hồi van tim, bác sĩ phẫu thuật sẽ tách các lá van bị thương tổn, phục hồi dây chằng van tim, hoặc cắt bớt phần mô thừa làm để van có thể đóng khít hay vá lại lá van. Một cách khác để phục hồi van tim đó là bác sĩ sẽ đặt vòng van tim nhân tạo lại cho bạn
- Thay van tim: Trong trường hợp van tim không thể phục hồi, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành thay van tim cho bạn. Phẫu thuật này sẽ tách các van tim bị thương tổn và thay tế các bác van tim nhân tạo, được làm từ mô tim của heo, bò hay người.
Trên đây là những thông tin về bệnh van tim được các bác sĩ giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp và chia sẻ cụ thể nhất đến bạn đọc!