Cùng bác sĩ Trường Dược Sài Gòn tìm hiểu về chấn thương hàm mặt

Chấn thương hàm mặt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân, cơ chế khác nhau. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu nhất là do tai nạn giao thông

Chấn thương hàm mặt
Chấn thương hàm mặt

TRIỆU CHỨNG CỦA CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, đặc điểm của chấn thương hàm mặt được chia làm 2 phần: Chấn thương phần mềm và chấn thương xương

Chấn thương phần mềm

Vết thương sây sát da: do vùng mặt tiếp xúc mạnh với vật nhám làm bong lớp thượng bì. Vết thương làm tổn thương các mao mạch gây chảy máu và đứt các đầu mút dây thần kinh cảm giác ở mặt da làm bệnh nhân rất đau.

Vết thương đụng giập: do vật đầu tù đụng chạm tổn thương phần mềm gây xuất huyết và tụ máu dưới da. Khối tụ máu bầm tím làm sưng nề tổ chức và bệnh nhân đau. Khối tụ máu thường biến chuyển từ màu tím sang màu xanh, màu vàng đậm và thành màu vàng nhạt rồi mất đi.

Vết thương rách da: Do vật sắc tác động gây rách da, hình thái tổn thương có thể đơn giản, phức tạp, từ nông đến sâu sát xương.

Vết thương do các vật nhọn xuyên qua tổ chức dưới da và thường tận cùng gây vỡ các hốc tự nhiên như xoang hàm trên, khoang miệng, hốc mũi…

Vết thương do hoả khí: như đạn bắn vào… thường lỗ vào nhỏ, lỗ ra to, gây mất tổ chức, vết thương bị xé toác rộng.

Vết thương thiếu hổng tổ chức: tổn thương gây mất tổ chức, có thể mất một diện da, cơ bám da hay xương hàm.

Vết thương bỏng: có thể do lửa, nước sôi, hoá chất (acid)…Bỏng được chia thành 4 độ:

  • Độ 1: ban đỏ trên da.
  • Độ 2: phổng nước trên da.
  • Độ 3: phá hủy lớp da đến dưới da.
  • Độ 4: phá hủy cơ và các cơ quan sâu.

Chấn thương xương

Gãy xương hàm trên: Sưng nề nhanh ở tầng giữa mặt nhất là má và xung quanh ổ mắt, mức độ sưng nề tùy thuộc vào mức độ tổn thương. Có khi chỉ sau một thời gian ngắn hai mắt đã bị che kín không thể mở được. Đau ở vùng bị gãy xương, đau tăng khi há miệng, ngậm miệng, khi cắn chặt hai hàm răng với nhau. Đau có thể lan ra hai bên tai, lên thái dương, trong vòm khẩu cái. Chảy máu mũi do tổn thương xoang hàm trên hay tổn thương xương chính mũi, sụn và niêm mạc trong mũi. Máu có thể chảy ra cửa mũi trước hay cửa mũi sau xuống họng. Song thị, nhìn mờ, mù hoàn toàn do xương ổ mắt bị tổn thương chèn ép vào phần mềm, do phù nề trong ổ mắt. Nếu tổn thương thành trên xoang hàm có thể gây thoát vị tổ chức phần mềm quanh nhãn cầu vào xoang hàm gây lệch trục nhãn cầu, gây ra triệu chứng nhìn đôi (dấu hiệu song thị). Có thể mảnh vỡ xương ổ mắt phức tạp phía sâu gây chèn ép dây thần kinh thị giác (dây thần kinh số II) gây mù hoàn toàn.

Gãy xương hàm dưới: Gãy xương hàm dưới có thể kết hợp với gãy xương hàm trên hoặc gãy xương gò má hoặc kết hợp với đa chấn thương mà có các triệu chứng cơ năng, toàn thân, thực thể khác nhau. Trong phần này chúng tôi chỉ nêu gãy xương hàm dưới đơn thuần với những triệu chứng chính, chung cho các vị trí gãy xương hàm dưới. Đau, sưng nề nhanh vùng hàm dưới bị tổn thương, đau tăng khi vận động hàm dưới (há, ngậm miệng, nhai) Hạn chế hoặc không thể vận động được hàm dưới (do đau, sưng nề, do di lệch sai khớp cắn)

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược trình độ chuyên sâu
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược trình độ chuyên sâu

CÁC BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN CHẤN THƯƠNG HÀM MẶT

Khám ngoài mặt

Mặt sưng nề biến dạng, đặc biệt vùng tầng giữa mặt, bầm tím quanh hai hốc mặt hay còn gọi là dấu hiệu đeo kính râm, có thể có những vết thương phần mềm kết hợp.

Ấn vùng bờ dưới, bờ trong ổ mắt, mặt trước xoang hàm thấy điểm đau chói, gờ bất thường hoặc thấy dấu hiệu lạo xạo của xương gãy.

Khám trong mũi nếu có chấn thương mũi kết hợp có thể thấy nhiều máu đọng làm lỗ mũi một bên kém thông khí. Niêm mạc mũi thấy rách chảy rỉ máu, biến dạng vách ngăn mũi.

Khám trong miệng

  • Miệng há hạn chế tùy theo mức độ.
  • Niêm mạc tiền đình hàm trên bầm tím tụ máu hoặc rách niêm mạc. Trong vòm khẩu cái cũng có thể thấy rách, tụ máu.
  • Dấu hiệu sai khớp cắn: cho bệnh nhân cắn hai hàm lại một vài lần, bình thường khi hai hàm cắn lại các răng hai hàm sẽ chạm khít nhưng khi có sai khớp cắn thì các răng hàm trên và dưới không chạm khít với nhau.
  • Lắc nhẹ cung răng hàm trên có thể thấy một nửa hàm hay toàn bộ hàm trên di động (dấu hiệu hàm giả).
  • Vuốt ngón tay trong ngách tiền đình lợi có thể thấy điểm đau chói ở trước xoang hàm hay bờ sau ngoài xương hàm trên.

Các thế chụp X-quang

Để phát hiện đường gãy và đánh giá chính xác mức độ di lệch của đường gãy cần cho chụp X quang. Những thế phim thường được chỉ định: mặt thẳng, mặt nghiêng, Blondeau, Hirtz, nếu tổn thương nặng có thể chụp CT- Scanner.

Theo KTV Cao đẳng Kỹ thuật hình ảnh Y học Sài Gòn, có thể Chụp Xquang:

  • Chụp mặt thẳng: phát hiện gãy vùng giữa, cành ngang, góc hàm, cành cao.
  • Chụp hàm chếch: phát hiện gãy cành ngang, góc hàm, cành cao.
  • Chụp tư thế Schuler, Zimme: phát hiện gãy cổ lồi cầu.
  • Chụp toàn cảnh (panorama): phát hiện gãy ở lồi cầu, cổ lồi cầu hai bên và ở các vị trí khác của xương.