Chuyên Gia Sài Gòn Chia Sẻ Những Triệu Chứng Của Rối Loạn Ăn Uống

Một số người gặp phải vấn đề với việc ăn uống của mình. Các rối loạn ăn uống thường hay gặp ở lứa tuổi vị thành niên và người trẻ tuổi, ít gặp ở những lứa tuổi khác.

Rối loạn ăn uống ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như tinh thần

Rối loạn ăn uống ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như tinh thần

Rối loạn ăn uống là gì?

Rối loạn ăn uống là tình trạng nghiêm trọng có liên quan mật thiết với các hành vi ăn uống kéo dài, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, cảm xúc và ảnh hưởng tới khả năng thực hiện các công việc quan trọng trong cuộc sống của bạn. Các rối loạn ăn uống thường gặp nhất là chán ăn tâm thần, chứng ăn – ói và chứng cuồng ăn.

Hầu hết các rối loạn ăn uống có liên quan tới việc để ý quá nhiều tới cân nặng, hình thể và thức ăn, dẫn tới các thói quen ăn uống nguy hiểm. Các thói quen ăn uống này có thể ảnh hưởng đáng kể tới việc hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể. Rối loạn ăn uống có thể gây nguy hại đến hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, xương, răng và miệng và dẫn tới các bệnh khác.

Bằng việc điều trị, bạn có thể quay lại các thói quen ăn uống lành mạnh hơn và có thể đảo ngược các biến chứng nguy hiểm gây ra bởi rối loạn ăn uống.

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn ăn uống là do đâu?

Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ rằng nguyên nhân chính xác gây ra chứng rối loạn ăn uống hiện nay vẫn chưa biết rõ. Như các bệnh tâm thần khác, chúng có thể có nhiều nguyên nhân như:

  • Di truyền: một vài người nhất định có thể có các gen làm gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn ăn uống. Những người có người thân trực hệ như cha mẹ, anh chị em có rối loạn ăn uống cũng có thể bị rối loạn ăn uống.
  • Tâm lý và cảm xúc: những người mắc rối loạn ăn uống có thể có các vấn đề về tâm lý và cảm xúc đóng góp vào việc phát triển các rối loạn ăn uống này. Họ có thể tự ti, theo chủ nghĩa hoàn hảo, có hành vi bốc đồng và có các mối quan hệ rắc rối.
  • Xã hội: sự thành công và giá trị bản thân thường được đánh đồng với thân hình mảnh mai trong văn hóa hiện đại. Áp lực từ bạn bè và những gì mọi người thấy trên các phương tiện truyền thông có thể châm ngòi cho ước muốn được mảnh mai.

Triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn ăn uống là gì?

Hãy để ý tới các thói quen ăn uống cảnh báo các hành vi không lành mạnh cũng như các áp lực từ bạn bè có thể kích hoạt các rối loạn ăn uống. Các dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo các rối loạn ăn uống được các chuyên gia dinh dưỡng Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chỉ ra bao gồm:

  • Bỏ bữa hoặc đưa ra các lí do để không ăn
  • Ăn uống theo thực đơn ăn kiêng cực kì nghiêm ngặt
  • Cực kì chú ý vào việc ăn uống lành mạnh
  • Tự nấu đồ ăn riêng
  • Né tránh các hoạt động xã hội bình thường
  • Liên tục lo lắng hoặc than phiền về việc tăng cân và luôn nói về việc giảm cân
  • Luôn soi gương vì suy nghĩ sai về hình thể
  • Hay ăn một lượng lớn đồ ngọt hoặc thức ăn có nhiều dầu mỡ
  • Sử dụng các thuốc giảm cân, thuốc nhuận trường hoặc các sản phẩm thảo dược để giảm cân
  • Tập thể dục quá mức
  • Có những cục chai ở mu bàn tay do móc họng ói
  • Mất men răng do thường xuyên ói
  • Đi toilet nhiều lần trong bữa ăn
  • Ăn nhiều đồ ăn hoặc ăn vặt nhiều hơn bình thường
  • Biểu đạt sự chán nản, ghê tởm, hổ thẹn hoặc tội lỗi vì các thói quen ăn uống của bản thân
  • Ăn trong bí mật

Điều dưỡng Sài Gòn hướng dẫn điều trị rối loạn ăn uống

Điều dưỡng Sài Gòn hướng dẫn điều trị rối loạn ăn uống

Có những phương pháp nào điều trị bệnh rối loạn ăn uống?

Việc điều trị chứng rối loạn ăn uống phụ thuộc vào kiểu rối loạn ăn uống mà bạn đang mắc phải. Nhưng nhìn chung, việc điều trị bao gồm trị liệu tâm lý, giáo dục dinh dưỡng và dùng thuốc. Nếu bạn đang gặp nguy hiểm tới tính mạng, bạn có thể cần nhập viện ngay lập tức.

Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý có thể giúp bạn học cách thay thế các hành vi không lành mạnh với các hành vi lành mạnh khác. Trị liệu tâm lý bao gồm:

  • Liệu pháp hành vi nhận thức thường được sử dụng để điều trị chứng ăn ói và chứng cuồng ăn. Bạn học cách kiểm soát cảm xúc và việc ăn uống của bản thân, xây dựng các kĩ năng giải quyết vấn đề và tìm ra những cách đối phó với các tình huống căng thẳng một cách lành mạnh. Trị liệu tâm lý cũng có thể giúp bạn cải thiện các mối quan hệ và cảm xúc.
  • Liệu pháp dựa vào gia đình là cách điều trị dành cho trẻ em và trẻ vị thành niên mắc các rối loạn ăn uống. Gia đình tham gia vào việc trị liệu bằng cách đảm bảo trẻ hoặc các thành viên khác trong gia đình có các thói quen ăn uống lành mạnh và duy trì cân nặng có lợi cho sức khỏe.

Cân nặng tiêu chuẩn và giáo dục dinh dưỡng

Nếu bạn nhẹ cân do rối loạn ăn uống, mục tiêu điều trị đầu tiên là lấy lại mức cân nặng bình thường. Cho dù cân nặng của bạn như thế nào, bác sĩ sẽ cung cấp các thông tin về chế độ ăn lành mạnh cho bạn và giúp bạn thiết kế kế hoạch ăn uống để giúp bạn đạt được mức cân nặng có lợi cho sức khỏe và học được các thói quen ăn uống lành mạnh.

Nhập viện

Nếu bạn gặp các bệnh nặng như chứng chán ăn, gây thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn nhập viện.

Dùng thuốc

Thuốc không thể điều trị được chứng rối loạn ăn uống. Tuy nhiên, một vài loại thuốc có thể giúp bạn kiểm soát được các cơn cuồng ăn hoặc kiểm soát các mối bận tâm thái quá với thức ăn hoặc việc ăn kiêng. Các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống lo âu có thể giúp bạn điều trị các triệu chứng trầm cảm hoặc lo âu thường xuất hiện với các rối loạn ăn uống.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *