Chuyên Gia Dược Sài Gòn Chia Sẻ Nguyên Nhân Gây Ra Rối Loạn Giọng Nói

Rối loạn giọng nói là tình trạng giọng nói của người bệnh trở nên khác thường so với bình thường. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh rối loạn giọng nói và cần phải điều trị bệnh theo đúng nguyên nhân gây bệnh.

Khi mặc bệnh, giọng nói trở nên khác thường so với bình thường

Khi mặc bệnh, giọng nói trở nên khác thường so với bình thường

Rối loạn giọng nói là bệnh gì?

Rối loạn giọng nói là căn bệnh khiến cho giọng nói của người bệnh trở nên khác thường so với trước đây. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc điều trị sẽ dựa vào tác nhân gây ra và thường có thể chữa trị bằng liệu pháp, thuốc uống, phẫu thuật hay dùng phương pháp tiêm.

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn giọng nói là do đâu?

Thanh quản (larynx) có cấu tạo từ sụn, cơ mà lớp lót. Có vị trí ở phần trên khí quản (trauchea) phần dưới cuả nền lưỡi. Âm thanh được tạo ra do sự rung động của dây thanh quản (vocal cords).

Sự rung động diễn ra do luồng khí thoát ra ngoài thanh quản, và làm hai dây thanh quản sát lại gần nhau. Ngoài ra dây thanh quản có tác dụng không cho thức ăn đi vào khí quản đi đang ăn uống.

Nếu dây thanh quản của bạn có vấn đề, như bị viêm, bị tê thì chúng sẽ không còn hoạt động hiệu quả, kết quả là gây ra rối loạn giọng nói.

Một số rối loạn giọng nói phổ biến được bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn thể kế đến bao gồm:

  • Viêm thanh quản
  • Rối loạn giọng nói do yếu tố thần kinh
  • Tổn thương không sinh ung (như nang polyps hay bướu)
  • Tổn thương tiền ung hay sinh ung
  • Yếu, liệt dây thanh quản
  • Bệnh bạch sản niêm (leukoplakia)

Triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn giọng nói là gì?

Triệu chứng đặt trưng của bệnh rối loạn giọng nói thường gặp bao gồm:

  • Giọng trầm
  • Giọng nói thều thào như thở
  • Cường độ giọng nói bất thường (lúc trầm lúc cao, quảng giọng hẹp đi)
  • Cộng hưởng giọng bất thường (giọng gió cao, giọng gió thấp, bất thường cộng hưởng âm)
  • Mất giọng
  • Phát âm ngắt quãng
  • Giọng the thé
  • Giọng khàn
  • Giọng run rẩy
  • Giọng nheo nhéo

Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như:

  • Kèm thêm bất thường ở giọng khi đang nói chuyện
  • Giảm độ ổn định của giọng nói khi phải nói trong thời gian dài hay khi đang mệt mỏi trong ngày
  • Thay đổi giọng nói tùy thời điểm trong ngày
  • Thở nhanh hay thở dốc
  • Thường xuyên ho hay khạc đàm
  • Căng cứng/đau cổ họng quá mức

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn giọng nói có thể xuất hiện riêng lẻ hay cùng lúc. Trong quá trình điều trị, một số triệu chứng có thể biến mất và tiếp tục xuất hiện các triệu chứng mới.

Rối loạn giọng nói gây ảnh hưởng lên người bệnh phụ thuộc vào độ nặng, mức độ thương tổn của bệnh nhân. Đánh giá giọng nói có thể không đủ bằng chứng để chẩn đoán rối loạn, mà cần sự kết hợp trong lâm sàng

Tuyển sinh văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược tại Sài Gòn

Tuyển sinh văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược tại Sài Gòn

Có những phương pháp nào điều trị bệnh rối loạn giọng nói?

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết, dựa vào chẩn đoán của bác sĩ, người bệnh sẽ được cân nhắc các phương pháp điều trị sau:

  • Liệu pháp nghỉ ngơi, hay dùng dung dịch: Cũng như các cơ quan khác, dây thanh quản cũng cần được nghỉ ngơi định kì. Bác sĩ chuyên khao sẽ giúp bạn làm cách nào sử dụng giọng nói hiệu quả nhất, cũng như cách làm sạch cổ họng là liệu lượng chất lỏng đưa vào cơ thể.
  • Điều trị dị ứng: Nếu tình trạng dị ứng làm tăng tiết dịch nhầy ở cổ họng, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây dị ứng và đưa ra phương pháp điều trị.
  • Bỏ thuốc lá: Nếu giọng nói của bạn bị ảnh hưởng do hút thuốc, việc ngưng sử dụng thuốc lá sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng của giọng cũng như các cơ quan khác, như tăng cường sức khỏe cho tim mạch và giảm nguy cơ ung thư.
  • Thuốc: Dựa vào nguyên nhân, bạn có thể cần thuốc kháng viêm, trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay phòng ngừa các vấn đề ở mạch máu. Thuốc có thể dùng bằng đường uống, tiêm vào dây thanh quản hay dùng khi đang phẫu thuật.
  • Phẫu thuật: Cắt bỏ các thương tổn: Các tổn thương không sinh ung (polyp, bướu hay nang) ở dây thanh quản có thề cần can thiệp phẫu thuật. Bác sĩ sẽ cắt bỏ các tổn thương, cả sinh ung, tiền ung hay sinh ung, cũng như u nhú ở hệ hô hấp hay bệnh bạch sản viêm bằng cách tiểu phẩu, dùng tia laser CO2 hay kỹ thuật dùng tia xạ KTP mới nhất có thể cắt bỏ được một phần lớn khối u.
  • Dùng botox: Bằng cách tiêm một lượng nhỏ một chất đặc biệt (botulinum toxin) vào vùng cổ để làm giảm sự co thắt cơ hay chuyển động bất thường của cơ thanh quản.

Trong trường hợp một  dây thanh quản không di động được và dây còn lại bình thường, bạn có thể có tình trạng khản giọng. Hoặc vấn đề sặc khi uống nước, hay hiếm hơn là vấn đề khi nuốt thức ăn cứng. Đôi lúc triệu chứng này có thể biến mất mà không cần can thiệp.

Còn nếu triệu chứng không thuyên giảm, bạn sẽ phải cần đên một trong hay phẫu thuật để đẩy dây thanh quản đóng kín lại. Để giọng nói trở lại bình thường và thanh quản sẽ đóng khi bạn đang nuốt. Các phẫu thuật bao gồm:

  • Tiêm mỡ hay collagen: Tiêm mỡ tự thân hay collagen nhằm giúp trị tê hay yếu dây thanh quản. Việc tiêm các chất này giúp hai dây thanh quản sát lại gần nhau và hoạt động lại bình thường.
  • Phẫu thuật thanh quản: Bằng cách mở đường vào thanh quản qua lớp sụn. Bác sỉ sẽ dùng một dụng cụ chuyên dụng để khép hai dây thanh quãn lại với nhau.