Chuyên Gia Dược Sài Gòn Chia Sẻ Biện Pháp Bổ Sung Sắt Hiệu Quả

Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt là một tình trạng khá phổ biến, vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này do đâu và nguyên tắc bổ sung sắt an toàn hiệu quả như thế nào?

Sắt là yếu tố quan trọng cấu tạo nên Hemoglobin, một dạng protein là thành phần chính tạo nên hồng cầu
Sắt là yếu tố quan trọng cấu tạo nên Hemoglobin, một dạng protein là thành phần chính tạo nên hồng cầu

Hãy cùng theo dõi bài viết này để được các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn hướng dẫn các bạn bí quyết bổ sung sắt an toàn hiệu quả!

NHỮNG LÝ DO THIẾU SẮT THƯỜNG GẶP

Nhu cầu sắt của cơ thể

Nhu cầu sắt hàng ngày: Nam 1mg, nữ 1,6 – 2mg. Trẻ mới sinh đã có một lượng sắt dự trữ khoảng 0,25g. Ở trẻ sinh non, sinh già tháng, suy dinh dưỡng bào thai, lượng sắt dự trữ còn ít hơn, chỉ khoảng 0,15g.

Từ khi mang thai cho đến khi nuôi con bú đến 6 tháng tuổi, bà mẹ phải mất đi khoảng 955mg sắt bao gồm: Cho thai 450mg, ở nhau thai 150mg và mất máu khi sinh 175mg và tiết vào sữa cho con 180mg.

Trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi, thanh thiếu niên từ 14 -18 tuổi, người mang thai cần một lượng sắt nhiều hơn.

Theo các Y sĩ đa khoa, một số nguyên nhân gây thiếu sắt thường gặp là:

Không cung cấp đủ nhu cầu sắt

  • Tăng nhu cầu sắt: Trẻ em tuổi dậy thì, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai, cho con bú…
  • Cung cấp thiếu: Ăn không đủ, ăn kiêng, chế độ ăn không cân đối, chế độ ăn uống của người nghiện rượu, người già…
  • Cơ thể giảm hấp thu sắt: Viêm dạ dày, viêm ruột, cắt đoạn dạ dày, ruột, do ăn thức ăn giảm hấp thu sắt như cà phê, trà,..

Mất sắt do mất máu mạn tính

  • Loét dạ dày tá tràng biến chứng chảy máu.
  • Ung thư đường tiêu hóa.
  • Nhiễm giun móc, polyp đường ruột…;
  • Viêm chảy máu đường tiết niệu;
  • Mất máu nhiều qua kinh nguyệt;
  • Sau phẫu thuật, sau chấn thương,
  • U xơ tử cung…;
  • Tan máu trong lòng mạch: Bệnh đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm.

Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh (Hypotransferrinemia)

Xảy ra khi cơ thể không tổng hợp được transferrin vận chuyển sắt.

HẬU QUẢ CỦA THIẾU SẮT

Thiếu sắt sẽ dẫn tới thiếu máu nhược sắc. Người lớn sẽ kém minh mẫn, dễ mệt hay quên, chóng mặt, ù tai, năng suất lao động giảm. Trẻ em thì hay quấy khóc, vật vã, chán ăn ngủ ít, giảm trí nhớ. Đặc biệt, người có thai thiếu sắt sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Ngoài ra, thiếu máu do thiếu sắt còn làm giảm trương lực cơ, bắp thịt nhão, chậm biết ngồi, biết đi. Thiếu máu còn làm tim đập nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu cung cấp oxy cho các cơ quan tổ chức để càng lâu ngày sẽ dẫn đến suy tim.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019

BIỆN PHÁP BỔ SUNG SẮT ĐÚNG CÁCH AN TOÀN

Nguyên tắc bổ sung sắt

Giai đoạn sớm khi mới thiếu sắt chưa thiếu máu: Bổ sung qua thức ăn và uống các chế phẩm chứa sắt.

Thời gian bổ sung sắt: Kéo dài, nên tiếp tục bổ sung sắt thêm ba tháng sau khi lượng huyết sắc tố trở đã về bình thường.

Phối hợp với điều trị nguyên nhân: Cần tìm được nguyên nhân gây thiếu sắt để điều trị đồng thời với điều trị thiếu máu thiếu sắt.

Bổ sung bằng thực phẩm

Có nhiều loại thực phẩm chứa sắt: Lượng sắt (tính bằng mg) trong 100 gam thực phẩm lần lượt là: tiết bò (52), men bia khô (16), gan lợn (10), thịt bò (2,7), trứng gà (2,2), cua biển (3,8) mực tươi (0,6) cá chép, cá trê, cá đối (0,8) mộc nhĩ (65), nấm hương khô (35), đậu nành (11), vừng (10), đậu xanh (4,8), cần tây, cần ta (3), rau ngót (2,7) củ cải (2,9), rau dền trắng (6,1) rau dền đỏ (5,4), các loại rau thơm (3,8).

Thức ăn thực vật chứa lượng sắt ít hơn thức ăn động vật, thức ăn động vật sống dưới nước chứa ít sắt hơn loại động vật sống trên cạn. Cơ thể hấp thu được 10 – 15% thức ăn động vật nhưng chỉ hấp thu được 5% trong thức ăn thực vật (tính trung bình chỉ 10%).

Tuy nhiên, thức ăn động vật thì sắt dạng hemoglobin thường chiếm chủ yếu khó hấp thu. Người ăn chay trường thì thường thiếu sắt, nhưng người chỉ ăn nước thịt bò ép cũng chỉ đưa vào cơ thể chất protein giúp cho sự tổng hợp globin chứ không đưa chất sắt vào cho cơ thể được.

Ngoài ăn thức ăn chứa chất sắt, cần ăn các thức ăn có chất porphyrin để tạo ra nhân pyrol và chất protein để có globin và vitamin mới tạo ra được huyết cầu tố.Người chỉ ăn chay trường vẫn có thể đủ lượng sắt nhưng vẫn bị thiếu máu do không tạo ra được huyết cầu tố.

Các thức ăn quá giàu phospho sẽ gây kết tủa sắt làm giảm sự hấp thu sắt. Vitamin C và một số vitamin nhóm B như B6 giúp sự hấp thu sắt và tổng hợp huyết cầu tố.

Ngoài thức ăn thông thường còn có thực phẩm chức năng bổ sung chất sắt.

Muốn đủ sắt thì phải ăn một lượng sắt gấp 10 lần nhu cầu khuyến cáo vì cơ thể chỉ hấp thu trung bình 10%.

Bổ sung sắt bằng thuốc

Khi thiếu sắt cấp tính hay kéo dài thì nhất thiết phải bổ sung bằng thuốc. Sau khi phục hồi đủ sắt mới chuyển sang duy trì bằng chế độ ăn giàu chất sắt. Ngoài ra cần phải chữa các bệnh gây thiếu sắt ví dụ như tẩy giun móc.

Có loại thuốc chứa sắt thuần tuý thường chứa sắt ở dạng muối fumarat, gluconat, succinat, oxalat, tatrat, sulfat). Có loại phối hợp chất sắt với acid folic (viên probofex.) Phụ nữ có thai nên bổ sung viên sắt kết hợp với acid folic trong suốt thai kỳ.

Khi dùng viên sắt thuần tuý sẽ bị táo bón nên trong một số viên sắt người ta cho thêm dược liệu có tính nhuận là đại hoàng, nhưng nếu dùng nhiều đại hoàng sẽ bị tiêu chảy, ngừng dùng sẽ hết. Để tránh hiện tượng này không nên dùng quá liều lượng.

Trên đây là những thông tin tổng hợp chỉ mang tính tham khảo nên không dùng thay thế cho chỉ định của bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn. Khi bạn có ý định sử thuốc sắt bên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách dùng, liều dùng để việc điều trị hiệu quả cao và tránh được tác dụng phụ của thuốc sắt.