Bệnh răng miệng liên quan đến sự thay đổi về công năng các tạng phủ như tỳ, vị, can thận. biểu hiện bệnh gây các cơn đau và làm người bệnh cảm thấy khó chịu, bất tiện cho vấn đề ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh răng miệng như: do nhiệt độ, hoả độc, thấp nhiệt ở tỳ vị, tâm do âm hư, tân dịch giảm ở vị, thận. Hầu hết các thực phẩm cay, nóng, thực phẩm đóng hộp thường có các chất bảo quản nên gây nóng trong niêm mạc miệng.
Các loại triệu chứng xuất hiện gồm: hư chứng và thực chứng.
- Thực chứng thường biểu hiện dưới dạng: miêm mạc đỏ sưng, nóng rát, đau, lở loét có mủ, mùi hôi. Cách chữa hiệu quả nhất là thanh nhiệt: giải độc, trừ thấp, tả hoả
- Hư chứng biểu hiện tình trạng: niêm mạc viêm đỏ, không sưng, đau hay ít tái phát. Cách chữa: vừa thanh nhiệt giải độc, trừ thấp, tả hoả vừa bổ âm sinh tân dịch
Một số vị thuốc trị các bệnh răng miệng sau đây theo Y học cổ truyền
LOÉT MIỆNG
Theo các Bác sĩ Y học cổ truyền trường Cao đẳng Dược Sài Gòn loét miệng là bệnh hay tái phát, trong Y học cổ truyền nếu tâm tỳ bị hoả độc thì gọi là thực hoả. Triệu chứng hay gặp nhất như viêm loét đỏ, sưng, có mủ đau nóng rát, miệng khô, hôi, táo bón. Để chữa các triệu chứng trên thì thanh nhiệt tả hoả ở tâm, tỳ và có thể sử dụng bài thuốc dưới đây:
Bài thuốc:
Sinh địa 16g
Huyền sâm 12g
Lá tre 16g
Thạch cao 20g
Ngọc trúc 12g
Chút chít 16g
Mộc thông 12g
Cam thảo nam 16g
Khi cơ thể bệnh nhân gặp phải các biểu hiện như: vết loét sưng đỏ ít, đau nhẹ, khi mệt nhọc dễ tái phát lưỡi đỏ có thể do hư hoả vì vị âm hư, tân dịch giảm sinh ra. Phương pháp chữa dưỡng âm thanh nhiệt có thể áp dụng đối với người bệnh hoặc dùng bài thuốc sau đây:
Bài thuốc:
Sa sâm 12g
Mạch môn 12g
Hoàng bá 12g
Tri mẫu 8g
Sinh địa 16g
Ngọc trúc 12g
Huyền sâm 12g
Cỏ nhọ nồi 16g
Đan bì 8g
Cam thảo 4g
VIÊM LOÉT LỢI
Triệu chứng thường gặp ở người bệnh: lợi sưng, đỏ, loét, chảy máu, miệng hôi, nhức đầu, ăn kém.
Chữa bệnh chủ yếu là phương pháp thanh nhiệt, giải độc, sơ phong.
Bài thuốc số 1:
Thạch cao 40g
Rễ sậy 40g
Lá tre 40g
Bài thuốc số 2 – có thể dùng tại chỗ:
Mang tiêu 4g
Bạch phàn 4g
Muối ăn 4g
Nước 200g
Hoà tan tất cả vào 1 ly nước, lọc cho sạch cặn và súc miệng hằng ngày
NHA CHU VIÊM
Khi răng miệng có biểu hiện chân răng sưng đỏ, đau, ấn mạnh có thể ra mủ thì người bệnh đang ở thể cấp tính, nếu tình trạng nặng hơn có thấy sốt, ăn uống kém, táo bón có hạch dưới hàm. Thanh nhiệt, tiêu thũng là biện pháp được dùng rộng rãi hiện nay, bên cạnh đó còn dùng bài thuốc sau đây:
Bài thuốc:
Ngưu bàng tử: 12g
Bạc hà : 8g
Hạ khô thảo :16g
Kim ngân hoa :16g
Bồ công anh :20g
Gai bồ kết :8g
Khi bệnh nhân thấy triệu chứng chân răng đỏ, viêm ít nhưng có mủ chân răng, có đau nhưng không nhiều, răng lung lay, miệng hôi, cảm giác khô, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít. Dưỡng âm thanh nhiệt là cách hiệu quả nhất để trị, bài thuốc dùng
Bài thuốc:
Sinh địa 12g
Huyền sâm 12g
Sa sâm 12g
Bạch thược 8g
Kỷ tử 12g
Kim ngân hoa 16g
Quy bản 12g
Ngọc trúc 12g
Các thuốc dược liệu trên đem đi rửa sạch, đổ 3 chén nước sắc đến khi nước sôi cạn còn 1 chén thì tắt lửa để ấm và dùng.
- Mỗi ngày uống 1 chén thuốc đã sắc như trên khi nước còn ấm, người bệnh nên uống trong ngày và không nên để đến ngày hôm sau. Sau khi sức khoẻ đã ổn định người bệnh nên dùng thêm vài thang thuốc nữa để khỏi hẳn hoàn toàn.
Cây cỏ trong tự nhiên khi sử dụng lâu dài sẽ không lo tái phát, cũng như an toàn và hiệu quả cao.
- Người bệnh cần quan tâm cơ thể hơn trong quá trình sử dụng cần phải uống thuốc liên tục đến khi nào hết bệnh và không tự ý ngưng thuốc hay bỏ thuốc giữa chừng.
- Với người bệnh là phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú thì nên tư vấn ý kiến Bác sĩ Đông Y trước khi dùng thuốc để an toàn và sức khỏe của mình.
Người bệnh cần xem biểu hiện triệu chứng của mình mà đưa ra cách dùng thuốc phù hợp cho từng biểu hiện bệnh răng miệng.