Tràn dịch khớp gối khiến bệnh nhân bị sưng, đau và gặp không ít hạn chế trong vận động. Ngoài ra, đây còn là nguyên nhân dẫn tới bại liệt vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời
Contents
BỆNH TRÀN DỊCH KHỚP GỐI
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, tràn dịch khớp gối là tình trạng dịch tiết ở đầu gối bị dư thừa, tích tụ lại bên trong hoặc xung quanh khớp gối. Khi xảy ra tình trạng này, người bệnh sẽ đối mặt với cảm giác sưng, đau, phù nề. Ngoài ra, còn có thể kèm với hiện tượng tụ máu trong khớp.
Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân tràn dịch khớp gối sẽ gặp những hạn chế trong vận động khớp. Trong trường hợp bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ trở nặng, gây ra xơ cứng khớp, dính khớp, dẫn tới nguy cơ bại liệt vĩnh viễn.
Nguyên nhân gây bệnh
Tràn dịch khớp gối được cho là do nhiều nguyên nhân gây ra. Phổ biến nhất thường là xảy ra sau chấn thương, tuy nhiên bên cạnh đó cũng tồn tại các yếu tố như:
- Chấn thương do vận động: Tập luyện thể thao quá sức, tai nạn lao động, thực hiện một số động tác không đúng tư thế dẫn tới chấn thương…
- Các bệnh lý về khớp: Tràn dịch khớp gối có thể là hậu quả xấu từ một số bệnh lý về khớp như thoái hoá khớp, gout, viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch khớp…
- Nhiễm khuẩn: Do sự xâm nhập của một số vi khuẩn như lao, Mycoplasma, virus, vi nấm…
- Tuổi tác: Tuổi tác càng cao, một số chức năng càng suy giảm, nguy cơ tràn dịch khớp gối vì thế cũng tăng cao.
- Thừa cân, béo phì: Khớp gối là khớp phải hứng chịu phần lớn trọng lượng cơ thể, đối tượng thừa cân, béo phì dễ bị tràn dịch khớp gối do phần trọng lượng cơ thể quá nặng, gây áp lực và tổn thương khớp gối.
Triệu chứng thường gặp của bệnh
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây tràn dịch khớp mà có những dấu hiệu thể hiện bệnh khác nhau. Một trong những dấu hiệu chung dễ nhận biết nhất là hiện tượng xung quanh khớp gối nổi mẩn đỏ, sưng, phù nề, cảm giác đau nhức. Bên cạnh đó, còn có thể nhận biết tràn dịch khớp gối bởi các dấu hiệu sau:
- Khu vực xương bánh chè bị sưng đỏ
- Cứng khớp, khó duỗi thẳng chân hay uốn cong chân
- Đau nhức khi bị tác động lực lên đầu gối
- Đầu gối có cảm giác ấm, nóng hơn so với bình thường
- Sinh hoạt đi lại khó khăn, gặp nhiều trở ngại.
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÀN DỊCH KHỚP GỐI
Trước những cơn đau nhức cũng như cảm giác khó chịu mà bệnh tràn dịch khớp gối mang lại, đa số người bệnh đều nóng lòng muốn tìm ra cách chữa trị tối ưu nhất. Dưới đây là các phương pháp điều trị phổ biến:
Điều trị tràn dịch khớp gối bằng Tây y
Trong Tây y, tràn dịch khớp gối ở tình trạng nhẹ sẽ được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh hoặc thuốc corticosteroids. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể áp dụng chọc hút dịch khớp gối để giảm thiểu những cơn đau.
Bên cạnh tính tiện lợi và giảm đau nhanh, phương pháp từ Tây y cũng tồn tại một số nhược điểm như: các loại thuốc corticosteroids gây tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài, hoặc biến chứng từ việc chọc khớp nhiều lần dễ gây nhiễm trùng. Do đó, để đảm bảo an toàn trong điều trị, bệnh nhân tràn dịch khớp gối cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này.
Chữa tràn dịch khớp gối bằng dân gian
Để hạn chế những rủi ro do Tây y mang lại, nhiều bệnh nhân tràn dịch khớp gối quyết định lựa chọn những bài chữa mẹo đến từ dân gian.
Đây được coi là những bài thuốc được nhiều người lưu truyền trong nhiều năm, có tác dụng loại bỏ tràn dịch khớp gối hiệu quả như dùng: rễ cây đinh lăng, rễ gối hạc, củ nghệ tại nhà, cây lá lốt…
Tuy nhiên, về tính xác thực cũng như hiệu quả cụ thể mà các bài thuốc dân gian này mang lại vẫn chưa được chứng mình bởi nghiên cứu khoa học cụ thể. Do đó, bệnh nhân tràn dịch khớp gối cũng cần cân nhắc khi áp dụng các bài chữa mẹo này kẻo “rước họa vào thân”.
Chữa tràn dịch khớp gối bằng Đông y
So với phương pháp điều trị từ Tây y hoặc mẹo dân gian, phương pháp áp dụng các bài thuốc thảo dược thiên nhiên lành tính của Đông y hiện đang được đánh giá cao hơn cả.
Thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết, các bài thuốc có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên nên có thể sử dụng lâu dài, cải thiện tình trạng đau nhức vì tràn dịch khớp gối. Ngoài ra, trong công dụng của các thành phần thảo dược cũng có tác động hỗ trợ nâng cao sức đề kháng của người bệnh mà không để lại bất cứ tác dụng phụ nào.
Nhược điểm duy nhất của phương pháp này là các thảo dược cần thời gian lâu dài để thẩm thấu vào cơ thể và phát huy tác dụng. Tuy nhiên, một khi đã có tác dụng loại bỏ tràn dịch khớp gối từ Đông y, người bệnh sẽ không còn lo sợ bệnh tái phát thường xuyên nữa, bởi các bài thuốc Đông y đảm bảo tính hiệu quả khi chữa bệnh từ gốc.
Bên cạnh việc lựa chọn đơn vị uy tín cùng phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh cũng cần đặc biệt lưu tâm tới chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý. Khi có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, quá trình điều trị tràn dịch khớp gối cũng được rút ngắn, mang lại hiệu quả tối ưu hơn đối với người bệnh.