Hoàng cầm là rễ phơi khô hay sấy khô của cây hoàng cầm, được y học cổ truyền sử dụng với nhiều phương pháp khác nhau để tạo ra các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
Theo nghiên cứu hiện đại, hoàng cầm chứa các hợp chất flavonoid; các chất thuộc nhóm flavonon, flavon; bên cạnh đó là các hợp chất tanin pyrocatechic. Bộ phận được dùng làm thuốc là rễ câu hoàng cầm. Sau khi thu hoạch về đem rửa sạch, phơi khô, khi dùng đem đồ cho mềm, thái lát mỏng, sao khô cho vàng.
Theo Y học cổ truyền, hoàn cầm có nhiều cách chế biến để làm thuốc như: chích gừng, hay chích mật ong để chữa bệnh tạng phế, chích rượu để dẫn thuốc lên các bộ phận ở thượng tiêu; sao tồn tính, sao cháy cạnh để chữa các bệnh thuộc chứng chảy máu: máu cam, băng huyết,…
Hoàng cầm dùng để trị các chứng bệnh nào?
Nếu gặp phải các chứng bệnh sau, bạn có thể áp dụng các bài thuốc tương ứng theo hướng dẫn của thầy thuốc y học cổ truyền như sau:
– Bài thuốc chứa hoàng cầm trị sốt, miệng đắng, nôn ra nước chua, đắng, ngực sườn đầy tức do thiếu dương đởm kinh thực nhiệt: hoàng cầm 9g, trần bì, chỉ xác, thanh cao, bán hạ (chế), mỗi vị 5g; xích linh, trúc nhự, mỗi vị 9g. cam thảo, hoạt thạch, thanh đại mỗi vị 3g. Tất cả đem sắc uống và uống trước bữa ăn.
– Trị viêm ruột cấp tính, lỵ: Hoàng cầm 12g, đại táo 16g, bạch thược 9g; cam thảo 6g. Sắc uống, uống trước bữa ăn.
– Trị sốt cao, đau bụng, miệng đắng: Hoàng cầm, bạch thược mỗi vị 9g; đại táo 8g; cam thảo 6g. Sắc uống.
– Tác dụng trị các chứng thương hàn, sốt cao không có mồ hôi do dương tà nhập lý, nhiệt kết. Người bệnh thường có biểu hiện vùng thượng vị đầy tức, phiền khát, = buồn nôn hoặc khi nóng khi rét, đại tiện bí.
Bài thuốc Y sĩ y học cổ truyền khuyên dùng: hoàng cầm, xích thược, bán hạ (chế), chỉ thực, mỗi vị 12g; sài hồ, tiền hồ, mỗi vị 16g; đại táo, đại hoàng, mỗi vị 10g; sinh khương 6g. Sắc uống ấm.
– Trị chứng lúc nóng, lúc lạnh, miệng đắng, mạch huyền, mắt hoa, nhức đầu, buồn nôn, ngực sườn đầy tức: hoàng cầm 8g, nhân sâm, bán hạ (chế), mỗi vị 4g cam thảo, sinh khương, mỗi vị 6g; sài hồ 12g, đại táo 16g. Sắc uống và uống trước bữa ăn.
– Bài thuốc trị chứng khi nóng khi rét, nôn, sốt tăng về chiều, ngực sườn đầy tức: hoàng cầm, cam thảo, nhân sâm, sinh khương mỗi vị 8g; bán hạ (chế), sài hồ mỗi vị 24g; mang tiêu 10g, đại táo 12g. Sắc uống uống trước bữa ăn.
– Trị lỵ trực khuẩn: hoàng cầm 30g; uy linh tiên, hoàng bá, đan sâm, mỗi vị 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống trước bữa ăn.
– Trị chứng đại tiện lỏng nhiều lần, suyễn, ra mồ hôi, mạch sác, do lý nhiệt kiêm biểu tà: hoàng cầm, chích thảo, hoàng liên, mỗi vị 8g, cát căn 32g. Sắc uống, uống trước bữa ăn.
– Trị bụng trướng đau, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt, tiêu chảy, nước tiểu đỏ do tỳ vị thấp nhiệt: hoàng cầm, bạch linh, hoàng liên, bạch truật, binh lang mỗi vị 12g; thần khúc, chỉ thực, mỗi vị 20g; mộc hương, trạch tả, mỗi vị 8g; đại hoàng 40g. Các vị làm hoàn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 8-12g với nước chín. Trường hợp trẻ em tùy vào độ tuổi mà có liều dùng thích hợp.
– Trị bụng đầy trướng nhưng không đau, không nôn, sôi bụng, rêu lưỡi mỏng, vàng mà dính do hàn nhiệt thác tạp: hoàng cầm, nhân sâm, can khương mỗi vị 12g; bán hạ (chế) 16g, đại táo 12g, cam thảo 8g, hoàng liên 4g. Sắc uống, uống nóng.
– Bài thuốc chứa hoàng cầm trị chứng khi nóng khi rét, ngực, bụng đầy tức, đại tiện táo, miệng đắng, rêu lưỡi vàng, nôn ra mùi hăng, buồn phiền, mạch huyền do thiếu dương bệnh tà chưa giải kiêm lý nhiệt thịnh: hoàng cầm, xích thược, bán hạ (chế), chỉ thực mỗi vị 12g; đại hoàng 10g, sài hồ 16g, đại táo 8g, sinh khương 6g. Sắc uống trước bữa ăn.
Để biết nhiều hơn công dụng trị bệnh của hoàng cầm, bạn có thể tham khảo kiến thức tài liệu tại thư viện, thầy thuốc – giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền hay trở thành những người trực tiếp bắt mạch chữa bệnh nếu đăng ký theo học tại các trường đào tạo Y học cổ truyền uy tín.