Bộ chính thức chốt phương án thi THPT quốc gia năm 2019, trong đó có việc siết lại việc tổ chức nhằm chặn lỗ hổng gian lận của kỳ thi năm ngoái.
Contents
Chốt phương án thi thpt quốc gia năm 2019
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở rút kinh nghiệm những năm trước đó về việc tổ chức kỳ thi thpt quốc gia.
Năm 2019, Bộ GD&ĐT tiếp tục tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia với mục đích lấy kết quả để xét tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các cơ sở giáo dục ĐH (GDĐH), giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tuyển sinh theo tinh thần của Nghị quyết 29.
Cụ thể , theo Ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT). Phương án kỳ thi thpt quốc gia năm 2019 về cơ bản được giữ ổn định về phương thức thi như năm học 2017 – 2018. Các mặt tích cực được giữ lại, đồng thời có một số điều chỉnh để kỳ thi tốt hơn.
Những điều chỉnh cho kỳ thi năm nay này nằm ở 4 nhóm vấn đề chính mà các em học sinh cũng như các thầy cô cần nắm được đó là:
Thứ nhất là về đề thi thpt quốc gia. Như đã công bố, đề thi năm 2019 có nội dung nằm trong chương trình cấp THPT chủ yếu lớp 12, bảo đảm khối lượng cơ bản để xét tốt nghiệp THPT, đồng thời có độ phân hóa hợp lí để giúp các cơ sở GDĐH, GDNN làm căn cứ tuyển sinh.
Thứ hai là tăng cường vai trò của các trường Đại học trong việc tổ chức thi theo nguyên tắc các trường ĐH, CĐ địa phương không tổ chức thi ở địa phương mình.
Thêm một điểm nữa nhấn vào trọng trách của các trường Đại học đó là khâu tổ chức thi, bảo quản đề thi, bài thi tại địa điểm thi và Bộ sẽ giao trực tiếp các trường chấm thi trắc nghiệm.
Thứ ba là các giải pháp điều chỉnh về kĩ thuật tăng cường ứng dụng công nghệ, thể hiện ở một số mặt để ngăn ngừa gian lận thi cử như:
Quy định rõ, đồng bộ trong toàn hệ thống việc niêm phong túi đựng bài thi để ngăn ngừa gian lận, tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình lưu trữ; Sử dụng camera giám sát các phòng lưu trữ đề thi, bài thi và các phòng chấm thi 24/24 giờ;
Phần mềm chấm thi sẽ được Bộ GD&ĐT hoàn chỉnh theo hướng mã hóa dữ liệu chấm thi và tiến hành đánh phách điện tử các phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh.
Thứ tư là tăng ý nghĩa và vai trò của kỳ thi. Tỉ lệ điểm thi trong Kỳ thi THPT quốc gia dùng để xét tốt nghiệp sẽ tăng lên, dự kiến chiếm 70%, điểm học tập lớp 12 sẽ là 30%.
Để tránh gian lận phương án kỳ thi thpt quốc gia lần này nhấn đến trách nhiệm của địa phương.
Theo đó, địa phương mà đứng đầu là Sở GD&ĐT tỉnh, thành phố phải có trách nhiệm, phối hợp với các trường Đại học trong các khâu từ tổ chức cho đến chấm thi và kết thúc kỳ thi.
Việc giao nhiệm vụ cho các trường ĐH chấm thi trắc nghiệm là giải pháp để hướng tới việc chấm khách quan, tin cậy hơn.
Tuy nhiên, không có nghĩa như vậy là hoàn toàn yên tâm. Song song với việc này cần đẩy mạnh các giải pháp, đặc biệt là công tác tổ chức, quy trình, thanh tra, kiểm tra, phát huy vai trò của các địa phương. Học sinh và phụ huynh cũng là một kênh giám sát tất cả các khâu của kì thi này.
Bộ GD&ĐT đánh giá cao vai trò của các địa phương vì là đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc tổ chức thành công của kỳ thi này. Thành công, thành quả của kỳ thi trước hết thuộc về các địa phương.
Nhưng nếu những gian lận xảy ra thì trách nhiệm đầu tiên phải là của các địa phương. Người đại diện Bộ GD&ĐT cho hay.