Biện pháp khắc phục chứng tiểu rắt ở bà bầu hiệu quả

Tiểu rắt là một triệu chứng thường gặp phải trải qua ở giai đoạn đầu và cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm.

tiểu rắt ở bà bầu
tiểu rắt ở bà bầu

Trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai, nhiều bà bầu sẽ gặp phải tình trạng tiểu rắt. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Sự thay đổi nội tiết tố sẽ làm tăng lượng máu và chất lỏng bài tiết qua thận.

Đồng thời, ở giai đoạn đầu của thai kỳ, việc phát triển của thai nhi sẽ gây chèn ép bàng quang, khiến bàng quang bị căng và mẹ bầu phải đi tiểu nhiều hơn nhưng lượng nước tiểu mỗi lần đi vệ sinh sẽ rất ít và có cảm giác đau rát. Thậm chí, khi bà bầu cười, hắt hơi hoặc ho cũng có thể khiến nước tiểu bị rỉ ra một ít.

Tình trạng tiểu rắt ở bà bầu sẽ giảm khi thai nhi ở tháng thứ tư. Lúc này, tử cung sẽ nâng bé vào khoang bụng. Khi vào khoang bụng, bàng quang sẽ ít chịu tác động hơn. Do đó giảm việc phải đi tiểu và tiểu rắt. Tuy nhiên, gần đến ngày dự sinh, bà bầu sẽ mắc lại tình trạng trên vì thai nhi lại trở về vị trí gần bàng quang, chuẩn bị để bé được sinh ra.

BÀ BẦU BỊ TIỂU RẮT CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, tình trạng tiểu rắt ở bà bầu sẽ không nguy hiểm nếu nó có nguyên nhân do thay đổi nội tiết tố của cơ thể khi mang thai. Tuy nhiên, nếu tình trạng này đi kèm với các dấu hiệu sau thì bà bầu cần phải thận trọng:

  • Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi.
  • Đau nhiều ở bụng và lưng.
  • Tiểu rắt quá nhiều lần trong ngày và không kiểm soát được.
  • Có máu trong nước tiểu của bạn của bạn.
  • Nước tiểu đục bất thường hoặc có mùi hôi.
  • Nôn.
  • Giảm cân đột ngột.

Nếu xuất hiện cùng lúc nhiều triệu chứng kể trên cùng với tình trạng tiểu rắt thì có lẽ mẹ bầu đang nhiễm trùng đường tiết niệu. Hiện tượng này gây ra bởi vi khuẩn E. Coli xâm nhập. Nếu không được điều trị kịp thời, biến chứng của bệnh có thể gây sinh non, nhiễm trùng thận hoặc cả hai.

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ CHỨNG TIỂU RẮT Ở BÀ BẦU

Có rất nhiều cách chữa chứng tiểu rắt ở bà bầu. Trong đó có cách điều trị bằng hành vi, chế độ ăn uống và cả việc dùng thuốc.

Điều trị bằng hành vi

Nếu đang gặp phải tình trạng tiểu rắt, bà bầu có thể ngồi nghiêng về phía trước khi đi tiểu. Điều này sẽ giúp nước tiểu trong bàng quang thoát ra một cách dễ dàng hơn. Qua đó, bà bầu sẽ giảm được tần suất tiểu rắt.

Bà bầu muốn phòng ngừa và trị chứng tiểu rắt thì không được nhịn tiểu. Nước tiểu tích tụ lâu trong bàng quang sẽ làm cơ quan này mất khả năng co bóp tự nhiên. Khi đó dễ dẫn đến việc khó tiểu hoặc tiểu rắt. Ngoài ra, bà bầu cần tập thói quen đi tiểu vào những khung giờ nhất định để hình thành phản xạ tự nhiên cho bàng quang và giúp việc đi tiểu dễ dàng hơn.

Nếu bà bầu thường xuyên bị tiểu són thì có thể dùng băng vệ sinh hằng ngày. Lưu ý là mẹ nên thay sau 4 tiếng và vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày để tránh nhiễm khuẩn. Một lưu ý quan trọng nữa là: nếu bà bầu phát hiện lượng nước tiểu rò rỉ nhiều thì cần phải báo ngay với bác sĩ vì có thể đó là nước ối.

Tập thể dục đúng cách cũng là giải pháp cho vấn đề tiểu rắt của bà bầu, đặc biệt là các bài tập làm khỏe cơ sàn chậu như Kegel. Lưu ý khi tập các bài tập, bà bầu đừng gắng sức để tránh tác động không tốt đến thai nhi.

Các bác sĩ khuyên phụ nữ nên khám phụ khoa trước khi mang thai. Điều này không những giúp phụ nữ biết được tình trạng sức khỏe của mình mà còn chủ động phòng ngừa hoặc giảm thiểu các yếu tố tác động không tốt đến thai nhi. Trong đó có vấn đề tiểu rắt ở bà bầu trong giai đoạn đầu và cuối của thai kỳ.

Khi bị tiểu rắt, bà bầu nên hạn chế mặc đồ lót bó sát. Việc này có thể chèn ép các mạch máu và gây chứng khó tiểu, tiểu rắt. Thay vào đó, bà bầu nên dùng đồ lót với độ co giãn phù hợp và thấm mồ hôi tốt.

Ngoài ra, bà bầu cũng nên cố gắng giữ tinh thần vui vẻ, tránh lo âu và căng thẳng. Tâm trạng thoải mái sẽ giúp bà bầu đỡ đau hơn khi bị chứng tiểu rắt.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

Chế độ ăn uống

Bà bầu uống nhiều hơn 2 lít nước mỗi ngày là cách chữa chứng tiểu rắt hiệu quả. Thêm vào đó, uống nhiều nước còn giúp bà bầu giảm nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu. Ngoài ra, trong suốt quá trình mang thai, cơ thể mẹ cần lượng nước nhiều hơn bình thường để thai nhi khỏe mạnh. Tuy nhiên, mẹ đừng nên uống nhiều nước vào buổi tối để không làm gián đoạn giấc ngủ.

Thêm vào đó, mẹ bầu nên tránh đồ uống như trà, cà phê, bia, rượu… vì chúng có thể khiến cơ thể giữ nước và tăng số lần tiểu rắt. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tăng cường bổ sung trái cây, rau quả và các loại thực phẩm nhiều chất xơ và thực phẩm tốt cho bà bầu.

Sử dụng thuốc

Nếu chứng tiểu rắt ở bà bầu ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, các bác sĩ có thể sẽ kê thuốc lợi tiểu có thành phần từ thuốc chống trầm cảm hoặc ức chế thần kinh. Trong các loại thuốc này có một vài hoạt chất làm “thư giãn” bàng quang như: oxybutynin, tolterodine và darifenacin. Đối với thuốc ức chế thần kinh, thành phần duloxetine trong thuốc sẽ tác động lên thần kinh trung ương để gửi tín hiệu kiểm soát cơ vòng của bàng quang.

Tuy nhiên, theo dược sĩ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh đây là những loại thuốc có tác dụng tạm thời. Thuốc ít nhiều gây tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, nếu không bị ảnh hưởng quá nhiều của chứng tiểu rắt thì bà bầu nên hạn chế sử dụng các loại thuốc này.

Thay vì tìm đến các loại thuốc có tác dụng nhanh nhưng nhiều tác dụng phụ, bà bầu nên sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên như: rau má, bột sắn, bông mã đề… Các loại thảo dược này không những giúp bà bầu chữa chứng tiểu rắt hiệu quả mà còn tốt cho sức khỏe của thai nhi.