Đậu ván trắng (bạch biển đậu) không chỉ là một loại cây thực phẩm mà y sĩ y học cổ truyền còn cho biết loại cây nà còn có tác dụng thần kỳ trong việc giải độc.
Đậu ván trắng có tác dụng giải độc rất tốt
Đậu ván trắng là cây trồng lâu đời và phổ biến ở nước ta từ đồng bằng, trung du đến miền núi. Nhân dân trồng đậu ván trắng xen với ngô để khi ngô được thu hoạch thì thân cây ngô lúc này là giá để cho đậu ván trắng leo.
Đó là một nguồn nguyên liệu có giá trị dinh dưỡng cao. Hạt đậu ván trắng chứa 22,7% protid trong đó có các acid amin như arginin, lysin, tryptophan, tyrosin; 57% tinh bột; 1,8% chất béo; các vitamin A, B1, B2, C; đường, các men tiêu hóa.
Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu của đậu ván trắng là hạt, thu hái vào tháng 8-10, lúc trời khô ráo ở quả chín già, vỏ ngoài có màu vàng, đem về, bóc vỏ lấy hạt, phơi hoặc sấy khô. Hạt tốt phải to, mẩy, hình trứng tròn, màu trắng nhạt hoặc vàng ngà, nhẵn hơi bóng, có khi có chấm đen, ở mép hạt có u lồi màu trắng; chất cứng chắc; không dùng hạt màu tía (đậu ván tía). Khi dùng, để uống hoặc sao qua, sao vàng.
Trong các tài liệu giảng dạy của Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết, bạch biển đậu có tác dụng ức chế đối với trực khuẩn lị, giải độc, chống nôn mửa do ngộ độc thức ăn, điều trị viêm dạ dày và viêm ruột cấp tính, được dùng chữa các chứng đau bụng, xích bạch đới, giải độc rượu, thịt cá có độc.
Hoa đậu ván trắng (biển đậu hoa): Có vị ngọt nhạt, tính bình, không độc. Có tác dụng kiện tỳ hòa vị, thanh thử hóa thấp. Dùng chữa bệnh lị, ỉa chảy, xích bạch đới hạ. Liều dùng: 4-9g.
Hạt đậu ván (Bạch biển nhân): Có vị ngọt, tính hơi ấm, không độc, vào hai kinh túc thái âm tỳ và túc dương minh vị. Có tác dụng kiện tỳ, hòa trung, trừ thấp và giải độc.
Dùng làm thuốc bổ tỳ vị, chỉ tả lỵ, giải phiền khát, chữa các chứng đau bụng, xích bạch đới, giải độc nhân ngôn, rượu, thịt cá có độc… Khi dùng trừ thấp thì để sống, bồi bổ và tăng cường chức năng tiêu hóa thì sao chín. Ngày dùng: 8-16g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y học cổ truyền ngoài giờ hành chính
Vỏ hạt đậu trắng (còn gọi là biển đậu bì): Có tác dụng kiện tỳ hóa thấp; dùng chữa các bệnh lỵ, tiêu chảy, cước khí phù thũng, giải độc thức ăn và say rượu.
Lá đậu ván trắng (biển đậu diệp): Có nhiều xanthophyl và nhiều carotene (trên 10mg%). Vị cay, ngọt, tính bình, có tác dụng chữa ỉa chảy kèm nôn mửa, gân co rút, nhọt độc, bị đòn, ngã chấn thương; lá giã nát, đắp vào chỗ rắn cắn (Nhật hoa tử bản thảo).
Rễ đậu ván trắng (Biển đậu căn): có chứa asparaginase; trong các nốt sần ở rễ có nhiều loại axit amin. Trong Đông y dùng chữa viêm đại tràng, đại tiện xuất huyết, trĩ lở loét, tiêu tiện nhỏ giọt, nước tiểu đục… Liều dùng: 6-9g (theo Trung dược đại từ điển).
Dây đậu ván trắng (biển đậu đằng): Chữa chứng họng vướng đờm, ngực đầy tức khó chịu, ý thức mơ hồ hoặc hôn mê, Đông y gọi là chứng “đờm mê tâm khiếu”, phát cuồng nói huyên thiên (điên cuồng loạn ngữ). Liều dùng 9-15g. Ảnh:baodanang.vn. (Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng bài thuốc, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ).