Sử dụng các bài thuốc trong Y học cổ truyền là một trong những giải pháp giúp trẻ thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng bên cạnh rèn luyện thói quen tốt và sinh hoạt lành mạnh cho trẻ.
Suy dinh dưỡng trẻ em trong YHCT
Trong Y học cổ truyền, suy dinh dưỡng trẻ em được gọi là cam tích. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc trẻ không ăn uống điều độ như cai sữa quá sớm, ăn no hoặc đói thất thường, ăn nhiều chất ngọt hoặc béo quá làm tỳ vị bị tổn thương; việc chăm sóc trẻ không đúng cách hoặc không phì hợp với giái đoạn phát triển sinh lý của trẻ cũng là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng do nguyên khí hao tổn, tân dịch bị tổn thương.
Khi mới mắc bệnh, trẻ thường có biểu hiện như hơi gầy, đầy bụng, miệng khát, kém ăn hoặc ăn nhiều, người bứt rứt, hay khóc, ngủ không yên, có thể sốt nhẹ, lòng bàn chân, bàn tay nóng, rêu lưỡi hơi vàng, đi cầu nhiều, phân khi lỏng khi đặc, mạch tế hoạt.
Trong trường hợp nặng, trẻ sôi bụng, bụng to, miệng khô, khát nước, tiêu chảy, có khi táo bón, gân xanh nổi lên, nước tiểu đục trắng, rêu lưỡi trắng.
Trường hợp trẻ suy dinh dưỡng lâu ngày sẽ khiến người gầy, bộ mặt nhăn nheo như người già, ăn uống kém, tinh thần mệt mỏi, tiếng khóc nhỏ, lông tóc khô, da khô, lắng đọng sắc tố, rêu lưỡi mỏng khô, loét niêm mạc, loét miệng, tử ban, phù thũng…
Y sĩ y học cổ truyền cho biết, phương pháp điều trị chính là vừa công vừa bổ. Đầu tiên phải tiêu tích (tiêu đồ ăn bị tích trệ), sau đó tẩy trùng tích (trừ giun sán), cuối cùng là bổ hư lý tỳ điều vị. Căn cứ theo điều này, y học cổ truyền đã có những bài thuốc hay mang đến công dụng điều trị suy dinh dưỡng trẻ em hiệu quả.
Bài thuốc hay trị suy dinh dưỡng ở trẻ em
Trẻ suy dinh dưỡng khiến các bậc cha mẹ không khỏi lo lắng; tìm kiếm và thử các liệu pháp khác nhau nhằm giúp trẻ tăng cân. Trong đó sử dụng bài thuốc hay trong YHCT vừa mang đến tác dụng điều trị vừa an toàn đối với sức khỏe trẻ nhỏ mà có bậc cha mẹ có thể tham khảo.
Bài thuốc điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ em như sau:
Bài 1: “Sử quân tử tán”: Sử quân tử ngâm, đem ủ, bóc vỏ lụa và cắt phần đầu nhọn. Sau đó đem sấy khô, tán bột, ngày uống 2 – 4g, uống lúc đói. Bài thuốc có tác dụng trong việc tẩy trùng tích (giun sán).
Bài 2: “Tập thành hoàn gia giảm”: Lô hội 0,8g, dạ minh sa 4g, ngũ linh chi 4g, trần bì 6g, mộc hương 6g, nga truật 6g, hoàng liên 6g, thanh bì 6g, xuyên quy 8g, xuyên khung 8g, sử quân tử 8g, thịt cóc 12g. Tất cả đem tán nhỏ, trộn với nước mật lợn làm viên, ngày uống 4 – 6g. Chữa chứng cam ở các tạng phủ.
Bài 3: “Tiêu cam lý tỳ thang”: Tam lăng 2g, binh lang 2g, lô hội 0,2g, thanh bì 4g, sử quân tử 4g, hoàng liên 4g, nga truật 4g, trần bì 4g, thần khúc 6g, cam thảo sống 4g, mạch nha 6g.
Tất cả đem sắc 3 lần, sau đó hòa lẫn 3 lần nước đã lọc bỏ bã lại, chia uống 3 lần trong ngày. Đối với bài thuốc này, Y sĩ YHCT Sài Gòn khuyên nên dùng nước đăng tâm thảo và đại táo làm thang. Dùng khi bệnh mới hình thành, do tích trệ, phần nhiều thuộc thực chứng.
Bài 4: “Sâm linh bạch truật tán”: Bạch biển đậu 20g, liên nhục 20g, cát cánh 20g, ý dĩ 20g, sa nhân 20g, nhân sâm 40g, bạch linh 40g, bạch truật 40g, cam thảo 40g, hoài sơn 40g. Tất cả đem tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4 – 8g tùy theo độ tuổi. Bài thuốc có tác dụng bổ hư điều vị.
Trên đây là những bài thuốc có công dụng trong việc điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ cũng như tùy thuộc vào tình trạng, sức khỏe của trẻ mà có bài thuốc điều trị hợp lý, bạn nên đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện, bác sĩ uy tín.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể tự trang bị cho mình kiến thức để chăm sóc trẻ bằng cách học Trung cấp Y Học Cổ Truyền tại các trường Y Dược trên cả nước.
Chúc bạn chăm con khỏe!