Trong Y học cổ truyền tác dụng bình can tức phong, khí vận dụng trên lâm sàng thì thông qua các bài thuốc trân kinh.
Bài thuốc bình can tức phong
Những bài thuốc này, có thể điều trị các chứng trạng: Tay chân co giật, đầu có cảm giác váng, nặng, hoa mắt, miệng đắng méo lệch… Các vị thuốc thường dùng Toàn yết, Ngô công, Địa long là chủ dựơc. Nhưng phong có phân biệt nội phong và ngoại phong. Nếu như nội phong thì cần phải phối ngũ vdi các vị thuốc như Câu đằng, Thiên ma, Cúc hoa, Thạch quyết minh, Linh dương giác… là những vị thuốc bình can, tức phong tiềm dương.
Contents
Y học cổ truyền Sài Gòn hướng dẫn bài thuốc bình can tức phong
Bài thuốc: Trấn can tức phong thang (Y học trung tham tây lục)
Cấu trúc bài thuốc: Ngưu tất 30g, Sinh long cốt 20g, Qui bản 20g, Huyền sâm 20g, Sinh giả thạch 30g, Sinh mẫu lệ 20g, Bạch thược 20g, Mạch môn 20g, Xuyên luyện tử 8g, Mạch nha 8g, Thanh hao 8g, Cam thảo 4g.
Cách dùng: Tất cả làm thang, sắc uống, ngày 1 thang, chia 2 lần.
Tác dụng: Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn bài thuốc có tác dụng trấn can tức phong, tư âm, tiềm dương.
Chỉ định: Chứng can thận âm hư, can dương thượng cang, can phong nội động, mạch huyền có lực. Trên lâm sàng khi ngừơi bệnh hoa mắt, chóng mặt kèm thêm đau dầu, phát sốt, đau nhức ù tai, trong tâm cảm thấy phiền nhiệt. Hay tay chân, cơ thể có cảm giác co duỗi khó; hay miệng mắt méo xệch, sắc mặt như say, thậm chí chóng mặt mà muôn ngã; hay bất tĩnh. Bệnh tình kéo dài có hồi phục cũng không được như trước, tay chân vận động yếu hay thành di chứng liệt nửa người.
Bài thuốc: Thiên ma câu đang ẩm (Tạp bệnh chính trị tâm nghĩa)
Cấu trúc bài thuốc:
Thiên ma 8g, Câu đằng 16g, Sinh thạch quyết minh 20g, Phục thần 16g, Tang ký sinh 12g, Đỗ trọng 16g, Ngưu tất 12g, Dạ giao đằng 20g, Chi tử 12g, Hoàng cầm 12g, ích mẫu 12g.
Cách dùng: Tất cả làm thang sắc uống, ngày 1 thang, chia 2 lần.
Tác dụng: Bình can, tức phong.
Chỉ định: Hoa mắt, chóng mật, đau dầu, nặng đầu mất ngủ do can dương thượng cang, dẫn đến can phong nội động.
Nguồn bài viết: duocsaigon.com.vn