Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh do ký sinh trùng Cryptosporidium

Ký sinh trùng Cryptosporidium ảnh hưởng đến đường ruột, hệ hô hấp hay cả hệ miễn dịch gây suy giảm miễn dịch trên các cá thể dẫn đến tình trạng bệnh nhân bị tiêu chảy hoặc ho dai dẳng.

ký sinh trùng cryptosporidium
ký sinh trùng cryptosporidium

TỔNG QUAN BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG CRYPTOSPORIDIUM

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, bệnh gây ra do do ký sinh trùng Cryptosporidium thường gặp là bệnh tiêu chảy cấp tính, ở những đối tượng có hệ miễn dịch kém thì triệu chứng bệnh có thể nặng hơn và gây đe dọa đến tính mạng

Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh do ký sinh trùng Cryptosporidium ở nước ta còn thấp nhưng với sự lan truyền mầm bệnh do ngành chăn nuôi bò sữa phát triển với các giống bò nhập khẩu khác và tỷ lệ mắc bệnh AIDS tăng lên đã tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhiễm trùng cơ hội xuất hiện, đặc biệt là Cryptosporidium.

Nguyên nhân bệnh

Nguyên nhân lây nhiễm Cryptosporidium đến từ các loài động vật có xương sống như ngựa, cừu, khỉ, mèo, chó và đặc biệt là bò vì là nguồn lây nhiễm quan trọng liên quan đến sự lan truyền bệnh cho con người

Các loại rau, quả có nang kén hoặc tiếp xúc trực tiếp với động vật cũng là nguyên nhân khiến con người nhiễm loại ký sinh trùng này

Các loài động vật có vú, một số loại chim non hoặc động vật mới sinh như bê, cừu non, lợn con từ 1-3 tuần tuổi cũng là nguồn bệnh nguy hiểm truyền đơn bào Cryptosporidium

Triệu chứng bệnh

Triệu chứng của bệnh do ký sinh trùng Cryptosporidium thường là tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, ói mửa, sốt nhẹ và cơ thể bị mất nước, tuy nhiên một số trường hợp mắc bệnh có thể không có triệu chứng

Các biểu hiện điển hình thường bắt đầu từ 2 đến 10 ngày sau khi tiếp xúc với ký sinh trùng, trung bình khoảng 7 ngày và kéo dài 1-2 tuần ở người khỏe mạnh. Sự nhiễm trùng này có thể kéo dài lâu hơn ở những người có hệ miễn dịch suy yếu

Ngoài các thể bệnh thông thường điển hình ở ruột, có một số trường hợp bệnh nhân biểu hiện triệu chứng bệnh lý ở đường hô hấp

ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ MẮC BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG CRYPTOSPORIDIUM

Đường lây truyền bệnh

Bệnh do ký sinh trùng Cryptosporidium được lây truyền qua các con đường chủ yếu sau:

  • Người lành nuốt những thứ tiếp xúc với phân của người hoặc động vật nhiễm Cryptosporidium
  • Uống các nguồn nước từ hồ bơi, bồn nước nóng, hồ, sông, suối nhiễm phân của người và động vật, trong đó có trứng của Cryptosporidium
  • Thức ăn nhiễm Cryptosporidium không nấu chín, rau sống, trái cây không được rửa kỹ
  • Nuốt ký sinh trùng Cryptosporidium nhiễm từ các bề mặt như đồ chơi, đồ đạc trong nhà vệ sinh, bô đi tiểu bị nhiễm phân của người bệnh

Đối tượng nguy cơ bệnh

Người sống trong môi trường vệ sinh kém, nguồn nước và thức ăn nhiễm bẩn

  • Người có thói quen sống kém vệ sinh, không ăn chín uống sôi, ít giữ vệ sinh cá nhân
  • Những người có nguy cơ mắc Cryptosporidium có biểu hiện nặng thường là người có hệ miễn dịch suy yếu như:
  • Người bị HIV/AIDS
  • Người bị ung thư và thay ghép cơ quan do đang phải sử dụng những thuốc ức chế miễn dịch
  • Người có bệnh di truyền ảnh hưởng đến hệ miễn dịch

Phòng ngừa bệnh

Rửa tay với xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh, thay tã trẻ em hoặc trước khi ăn và chuẩn bị thức ăn

Tránh sử dụng nguồn nước và thức ăn kém vệ sinh, nước từ ao hồ, sông, suối, vũng nếu chưa được lọc và xử lý theo tiêu chuẩn

Rửa sạch hoặc bỏ vỏ trái cây tưới trước khi ăn

Nếu đang ở khu vực có dịch bùng phát do nguồn nước nhiễm Cryptosporidium thì cần đun sôi nước 1 phút trước khi sử dụng để diệt trùng

Khi đi du lịch ở vùng có nguồn nước không an toàn cũng cần tránh uống nước trực tiếp từ vòi mà không qua đun sôi hay ăn thức ăn chưa được nấu chín

Tránh tắm hồ bơi nếu bản thân nhiễm bệnh ít nhất 2 tuần sau khi ngừng tiêu chảy để trảnh là nguyên nhân lan truyền Cryptosporidium cho cộng đồng

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG CRYPTOSPORIDIUM

Các biện pháp chẩn đoán bệnh

Cũng theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, chẩn đoán xác định bệnh lý gây ra bởi ký sinh trùng Cryptosporidium dựa vào biểu hiện lâm sàng thường không có giá trị mà phải dựa vào kết quả xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng bằng các phương pháp như nhuộm Aumarin huỳnh quang hoặc nhuộm Ziehl-Neelsen cải tiến, các phương pháp soi tươi, nhuộm iod thì khó phát hiện hơn.

Các biện pháp điều trị bệnh

Hiện nay việc điều trị bệnh do ký sinh trùng Cryptosporidium vẫn chưa có thuốc đặc trị hiệu quả, dù một số nhà khoa học đã sử dụng thuốc spiramycin để điều trị và có ghi nhận tích cực nhưng phương pháp điều trị hiện nay vẫn là điều trị triệu chứng

Bệnh nhân cần được sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy, bù nước và điện giải bằng dung dịch Oresol hoặc viên Hydrite. Chú ý cần pha đúng dung dịch bù nước theo hướng dẫn sử dụng và dung dịch bù nước đã pha nếu quá 12 giờ không uống hết thì phải bỏ đi

Bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch mà được chẩn đoán bị bệnh do ký sinh trùng Cryptosporidium thì cần phải giảm liều để có thể loại trừ được ký sinh trùng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *