Bệnh viêm đa khớp dạng thấp gây ra hàng loạt các biến chứng hết sức nguy hiểm cho bệnh nhân, nguy hiểm nhất là nếu bệnh không được nhận biết và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tàn phế
Hãy cùng các chuyển gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh để có những thông tin cần thiết, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả!
Contents
Nguyên nhân gây bệnh viêm đa khớp dạng thấp
Nguyên nhân gây bệnh viêm đa khớp dạng thấp có thể do:
- Do sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn, dị nguyên vào cơ thể.
- Bệnh dễ gặp ở nữ giới và độ tuổi thường xuất hiện bệnh là người trên 30 tuổi.
- Trong gia đình nếu từng có người bị bệnh này thì những thành viên khác cũng có nguy cơ mắc bệnh.
- Do cơ thể chịu ảnh hưởng từ môi trường, do sức đề kháng yếu.
Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm đa khớp dạng thấp
Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm đa khớp dạng thấp có thể kể đến như:
- Bệnh xảy ra ở đầu gối, ngón tay, cổ tay, cổ chân, ngón chân… với tình trạng cứng khớp, đau khớp, sưng tấy. Những biểu hiện này dễ dàng nhận biết khi chúng ta thức dậy.
- Xuất hiện tiếng động khi cử động khớp và có hạt dưới da.
- Bệnh nhân trở nên dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi thời tiết như gió, khí hậu chuyển lạnh.
- Biếng ăn, sụt cân, da xanh xao.
- Xuất hiện ban đỏ ngay gan bàn chân và lòng bàn tay.
- Khả năng vận động kém.
- Xuất hiện tình trạng viêm, sưng bao gân.
- Tràn dịch màng tim, màng phổi…
Tác hại của bệnh viêm đa khớp dạng thấp
Tác hại của bệnh viêm đa khớp dạng thấp nếu không được phát hiện sớm có thể là:
- Nếu bệnh nhân phát hiện muộn, điều trị không kịp lúc có thể làm bệnh chuyển biến nguy hiểm hơn và gây rất nhiều tác động nghiêm trọng. Cụ thể là gây biến dạng khớp, tàn phế.
- Gây khó khăn trong mọi hoạt động trong đời sống hàng ngày như đi lại lúc lao động, học tập…
- Do bệnh dễ dẫn đến nguy cơ làm xuất hiện bệnh tim mạch sẽ đe dọa sự sống của bệnh nhân.
- Ảnh hưởng đến khả năng thụ thai do tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới đáng kể.
Những phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp
Bệnh nhân cần đi khám bác sĩ sớm nhất nếu xuất hiện bất cứ các dấu hiệu của bệnh, tránh xem thường hay tự ý điều trị theo kinh nghiệm của mình nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân. Đây là bệnh tự miễn và chúng sẽ vô cùng nguy hiểm khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Do đó, quá trình điều trị bệnh không chỉ diễn ra trong một thời điểm mà có khi phải chữa suốt đời.
Tùy theo từng tình trạng bệnh của người bệnh sẽ có phương pháp thích hợp để điều trị. Bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân điều trị bằng những cách thức sau đây:
- Nhiệt trị liệu nhằm chống viêm, giảm đau và tăng hiệu quả, phục hồi sức khỏe bằng các hình thức sau đây: Tắm ngâm, đắp nóng tại khớp, sóng ngắn, siêu âm, dùng hồng ngoại, tử ngoại…
- Điện trị liệu cũng có khả năng giảm các triệu chứng đau, nhức và phục hồi chức năng an toàn cho bệnh nhân bằng các cách như: dòng galvanic, dòng điện xung, từ trường hay xoa bóp giảm đau nếu bị thoái hóa khớp, viêm dính khớp.
- Bác sĩ có thể chỉ định bóc bỏ lớp màng hoạt dịch hoặc phẫu thuật trong trường hợp cơ thể có dấu hiệu bị đứt dây chằng, trật khớp.
Biện pháp để phòng ngừa bệnh viêm đa khớp dạng thấp?
Theo các chuyên gia vật lý trị liệu Sài Gòn, viện pháp để phòng ngừa bệnh viêm đa khớp dạng thấp mà các bạn có thể áp dụng như sau:
- Sử dụng nệm kết hợp kê gối thấp khi nằm. Cần nằm sấp 2 lần trong ngày, mỗi lần kéo dài 15 phút bằng cách để hai bàn chân ra mép giường, hai tay duỗi thẳng về đầu.
- Ngồi ghế có mặt phẳng cứng, lưng tựa thẳng với ghế, hai chân chạm sàn nhà, không ngồi ghế quá thấp hoặc quá cao.
- Giữ thẳng khớp hông và gối khi đứng, dáng người thẳng.
- Đi nhẹ nhàng, từ tốn, không đi khom, không kéo lê chân.
- Kết hợp các bài tập theo sự tư vấn của bác sĩ, bài tập cần nhẹ nhàng vào thời gian đầu vì tránh các rủi ro như đứt gân, đứt dây chằng. Cần phải có thời gian nghĩ ngơi giữa các bài tập để các cơ được thoải mái, tránh gây mỏi, nhức, tê.
- Khẩu phần ăn uống cho những người đang điều trị bệnh viêm đa khớp này nên ưu tiên tính mát, thanh đạm, tránh ăn thực phẩm nóng có trong món chiên, xào, nướng, gia vị ớt, tiêu, tỏi…
Quá trình điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp cần rất nhiều thời gian điều trị lâu dài, không thể trị dứt điểm vào một thời điểm cố định. Chính vì vậy, bệnh nhân cần có sự nhẫn nại, kiên trì áp dụng lộ trình chữa trị theo sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về dùng, tránh tự đổi thuốc, ngưng thuốc hay áp dụng các mẹo dân gian nếu không có sự cho phép của bác sĩ.
Điều quan trọng không kém để chữa thành công bệnh viêm đa khớp dạng thấp chính là cần có sự hợp tác của bệnh nhân trong việc chủ động điều chỉnh thói quen ăn uống, tư thế đi lại, lao động, học tập hàng ngày.