Bác Sĩ Giảng Viên Trường Dược Sài Gòn Chia Sẻ Về Bệnh Bướu Sợi Tuyến

Bướu sợi tuyến là một trong số những khối u vú không gây ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trẻ. Hiểu rõ những kiến thức về căn bệnh này giúp ta có thể phòng chống và đối phó với nó

Bướu sợi tuyến là dạng u xơ, cứng, không gây ung thư và thường xuất hiện ở phụ nữ từ 15 đến 35 tuổi

Bướu sợi tuyến là dạng u xơ, cứng, không gây ung thư và thường xuất hiện ở phụ nữ từ 15 đến 35 tuổi

Hãy cùng các Bác sĩ – Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh Bướu sợi tuyến qua bài viết sau đây

Bướu sợi tuyến là bệnh gì?

Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, Bướu sợi tuyến là dạng u xơ, cứng, không gây ung thư và thường xuất hiện ở phụ nữ từ 15 đến 35 tuổi.

Bướu sợi tuyến thường chắc, cứng, bề mặt nhẵn và có hình dạng rõ ràng. Bướu không gây đau, cảm giác như có một viên bi nằm bên trong vú, dễ di chuyển dưới da khi khám. Bướu sợi tuyến thay đổi về kích thước, chúng có thể tự to lên hoặc nhỏ lại.

Điều trị bướu sợi tuyến có thể bao gồm: Theo dõi để phát hiện sự thay đổi về mặt kích thước và cảm giác, sinh thiết để đánh giá khối u hoặc phẫu thuật để loại bỏ nó.

Ngoài các bướu sợi tuyến đơn giản, còn có:

  • Bướu sợi tuyến phức tạp: có thể chứa những biến đổi chẳng hạn như tăng quá mức các tế bào (tăng sản) phát triển một cách nhanh chóng. Bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ chẩn đoán là dạng bướu sợi tuyến phức tạp sau khi xem xét các mô bệnh qua sinh thiết.
  • Bướu sợi tuyến thanh thiếu niên: Đây là loại bướu vú phổ biến nhất ở bé gái và trẻ vị thành niên trong độ tuổi từ 10 đến 18 tuổi. Bướu sợi tuyến dạng này sẽ có thể phát triển to lên, nhưng hầu hết sẽ co lại theo thời gian, và một số sẽ biến mất.
  • Bướu sợi tuyến khổng lồ: có thể phát triển lớn hơn 2 inch (5 cm). Nên được loại bỏ vì nó sẽ gây đè nén hoặc chiếm chỗ các mô vú khác.
  • Khối u Phyllodes: Mặc dù thường là lành tính, nhưng một số khối u phyllodes có thể trở thành ung thư (ác tính). Các bác sĩ thường khuyên cắt bỏ các u dạng này.

Nguyên nhân gây bệnh bướu sợi tuyến?

Cũng theo các chuyên gia tại Trường Dược Sài Gòn, nguyên nhân gây ra bướu sợi tuyến là không rõ, nhưng có thể chúng liên quan đến các hoóc môn sinh dục. Bướu sợi tuyến thường xảy ra trong độ tuổi sinh sản, nó có thể phát triển to lên trong thời gian mang thai hoặc sử dụng liệu pháp hoocmon, và có thể co lại sau khi mãn kinh, khi lượng hoocmôn giảm.

Triệu chứng thường gặp của bệnh bướu sợi tuyến

Bướu sợi tuyến là những khối u vú rắn chắc và thường:

  • Bờ trơn láng, giới hạn rõ
  • Dễ di động
  • Cứng hoặc chắc
  • Không đau

Ở những phụ nữ bình thường, mô vú thường có cảm giác sần. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn:

  • Phát hiện ra một khối u mới.
  • Nhận thấy có sự thay đổi nào đó trong vú của bạn.
  • Khối u vú mà bạn đã được kiểm tra trước đó phát triển hoặc có những thay đổi khác và xuất hiện tách biệt với những mô vú xung quanh.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019

Phương pháp điều trị bệnh bướu sợi tuyến

Trong nhiều trường hợp, bướu sợi tuyến không cần phải điều trị. Tuy nhiên, một số phụ nữ vẫn chọn phẫu thuật loại bỏ u nhằm tạo cảm giác yên tâm.

Điều trị không phẫu thuật

Nếu bác sĩ chắc chắn rằng u vú của bạn là một bướu sợi tuyến – dựa trên kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm hình ảnh và sinh thiết – có thể bạn không cần phải phẫu thuật.

Bạn có thể quyết định không phẫu thuật vì:

  • Phẫu thuật có thể làm thay đổi hình dạng và kết cấu của vú
  • Bướu sợi tuyến đôi khi sẽ tự co lại hoặc biến mất
  • Vú có nhiều bướu sợi tuyến sẽ xuất hiện ổn định – không có sự thay đổi về kích thước trên siêu âm so với lần siêu âm trước đó

Nếu bạn không phẫu thuật, điều quan trọng là phải theo dõi bướu sợi tuyến định kì qua siêu âm để phát hiện sự thay đổi về hình dạng, cấu trúc hoặc kích thước của khối u. Nếu sau này bạn cảm thấy lo lắng, bạn có thể yêu cầu phẫu thuật để loại bỏ nó.

Điều trị bằng phẫu thuật

Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên phẫu thuật để loại bỏ bướu sợi tuyến nếu một trong các xét nghiệm của bạn – khám lâm sàng, xét nghiệm hình ảnh hoặc sinh thiết – có bất thường hoặc nếu bướu có kích thước cực kỳ lớn hoặc gây ra các triệu chứng.

Các thủ thuật để loại bỏ bướu sợi tuyến bao gồm:

  • Thủ thuật chỉ cắt bỏ khối u (lumpectomy) hoặc sinh thiết cắt bỏ (excisional biopsy). Trong thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ khối u và gửi mô vú tới phòng xét nghiệm để kiểm tra ung thư.
  • Kỹ thuật nhiệt động (Cryoablation): Bác sĩ sẽ đưa một thiết bị mỏng, dạng que (cryoprobe) qua da đến chỗ bướu sợi tuyến. Khí nitơ lạnh sẽ được bơm vào để đóng băng và tiêu hủy mô.

Sau khi bướu sợi tuyến được loại bỏ, có thể sẽ có một hoặc nhiều bướu sợi tuyến mới phát triển. Khối u mới vẫn cần được đánh giá bằng chụp nhũ ảnh, siêu âm và sinh thiết – để xác định khối u là bướu sợi tuyến hay có khả năng trở thành ung thư.

Trên đây là những thông tin hữu ích từ chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh, qua bài viết hi vọng bạn có những thông tin cần thiết, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *