Để việc thẩm định GPP tại nhà thuốc đạt hiệu quả thì công tác chuẩn bị hết sức quan trọng, dưới đây sẽ là những câu hỏi liên quan đến thẩm định GPP được các Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp và chia sẻ đến bạn
Contents
- 1 DIỆN TÍCH VÀ NHIỆT ĐỘ – ĐỘ ẨM NHÀ THUỐC
- 2 BÁN THUỐC THEO ĐƠN VÀ KHÔNG THEO ĐƠN
- 3 VẤN ĐỀ THUỐC TẠI NHÀ THUỐC ĐẠT CHUẨN GPP
- 3.1 Tủ ra lẻ thuốc dùng để làm gì?
- 3.2 Mục đích của bao bì kín dùng để làm gì?
- 3.3 Mục đích của nhãn thuốc dùng để làm gì?
- 3.4 Nếu gặp đơn thuốc cùng hoạt chất mà khác biêt dược ta có được thay thế không?
- 3.5 Kiểm soát chất lượng thuốc bao lâu 1 lần?
- 3.6 Khi phát hiện có thuốc khiếu nại hoặc thu hồi tại cơ sở ta phải làm gì?
- 3.7 Sắp xếp thuốc, phân chia theo khu vực bán theo đơn và không theo đơn dựa vào đâu?
- 3.8 Cách sắp xếp thuốc như thế nào?
- 3.9 Phân biệt TPCN (thực phẩm chức năng) và MP (mỹ phẩm) dựa vào đâu?
- 3.10 Thực phẩm chức năng (TPCN) kê toa như thế nào?
- 4 NHÀ THUỐC ĐẠT CHUẨN GPP
- 5 NHÂN VIÊN NHÀ THUỐC ĐẠT CHUẨN GPP
- 6 QUY TRÌNH CHỌN MUA, BẢO QUẢN VÀ THEO DÕI CHẤT LƯƠNG THUỐC
DIỆN TÍCH VÀ NHIỆT ĐỘ – ĐỘ ẨM NHÀ THUỐC
Diện tích nhà thuốc đạt chuẩn GPP?
Diện tích tối thiểu để nhà thuốc đạt chuẩn GPP là từ 10m2.
Nhiệt độ độ ẩm nhà thuốc?
Nhiệt độ và độ ẩm của nhà thuốc cũng cần đạt chuẩn, cụ thể: Nhiệt độ, độ ẩm nhà thuốc phải đạt giới hạn: Nhiệt độ giới hạn <30OC; Độ ẩm =<75%
Trong trường trường hợp nếu độ ẩm nhà thuốc cao hơn quy định, dược sĩ cần mở quạt cho thông thoáng giúp giảm bớt độ ẩm.
Ghi chép nhiệt độ và độ ẩm nhà thuốc như thế nào?
Ghi chép nhiệt độ và độ ẩm nhà thuốc 2 lần và các mốc thời gian 9h và 15h hàng ngày.
Vệ sinh nhà thuốc như thế nào?
- Nhân viên hàng ngày vệ sinh nhà thuốc từ trong ra ngoài, lau sàn, tủ, dụng cụ ra thuốc, bàn ghế, kệ, vật dụng, bào bì….
- Vệ sinh nhà thuốc hàng tuần
- Vệ sinh nhà thuốc định kỳ hàng tháng, từ trên xuống dưới, trong ra ngoài dưới sự chỉ đạo của chủ nhà thuốc.
BÁN THUỐC THEO ĐƠN VÀ KHÔNG THEO ĐƠN
Thế nào là đơn thuốc hợp lệ?
Đơn thuốc hợp lệ là đơn thuốc đúng mẫu, ghi đầy đủ nội dung đơn thuốc (tên, giới tính, dịa chỉ, chẩn đoán, tên thuốc, ham lương, số lường, cách dùng…. ký và ghi rõ họ tên người kê đơn thuốc), đơn thuốc kê chưa quá 5 ngày…
Nếu đơn trẻ em dưới 72 tháng thì ghi số tháng tuổi và tên bố hoặc mẹ.
Biện pháp xử lý đơn thuốc không hợp lệ?
Theo các Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, Nếu gặp đơn thuốc không hợp lệ, dược sĩ cần báo cho bệnh nhân biết, từ chối bán, nói với bệnh nhân trở lại nơi khám bệnh để bổ sung, sửa lại cho đầy đủ hoặc người bán thuốc trực tiếp liên hệ với Bs kê đơn.
Thời gian đơn thuốc có giá trị bao lâu?
Đơn thuốc có thời gian giá trị không quá 5 ngày.
Quá trình bán và tư vấn sử dụng thuốc theo đơn?
Quá trình bán và tư vấn sử dụng thuốc theo đơn dược sĩ cần:
- Tiếp đón chào hỏi khách hàng
- Kiểm tra đơn thuốc.
- Lựa chọn thuốc.
- Lấy thuốc theo đơn
- Hướng dẫn cách dùng
- Lưu các thông tin và số liệu
- Thu tiền, giao hàng cho khách và cảm ơn khách hàng
Quá trình bán và tư vấn sử dụng thuốc không theo đơn?
Quá trình bán và tư vấn sử dụng thuốc không theo đơn dược sĩ nhà thuốc cần:
- Tiếp đón chào hỏi khách hàng
- Tìm hiểu các thông tin về việc sử dụng thuốc của khách hàng
- Đưa ra nhưng lời khuyên đối với từng bệnh nhân.
- Lấy thuốc cho khách hàng
- Thu tiền, giao hàng và cảm ơn khách hàng.
VẤN ĐỀ THUỐC TẠI NHÀ THUỐC ĐẠT CHUẨN GPP
Tủ ra lẻ thuốc dùng để làm gì?
Tủ ra lẻ thuốc trong chai lọ đảm bảo thuốc hợp vệ sinh khi không còn nguyên trong chai lọ ban đầu.
Mục đích của bao bì kín dùng để làm gì?
Bao bì thuốc kín nhằm mục đích bảo quản thuốc khỏi bị hư, nhiễm khuẩn khi thuốc không còn nguyên bao bì như ban đầu.
Mục đích của nhãn thuốc dùng để làm gì?
Nhãn thuố được ghi rõ nhằm tránh nhầm lẫn và biết được các thông tin cần thiết như tên thuốc, hàm lượng, cách dùng, liều dùng khi thuốc k còn trong bao bì chính ban đầu.
Nếu gặp đơn thuốc cùng hoạt chất mà khác biêt dược ta có được thay thế không?
Nếu gặp đơn thuốc cùng hoạt chất mà khác biêt dược thì chỉ dược sĩ Đại học mới có quyền thay thế thuốc, phải thay thuốc cùng hoạt chất, cùng dạng bào chế, cùng hàm lượng và phải có sự đồng ý của khách hàng.
Kiểm soát chất lượng thuốc bao lâu 1 lần?
Chất lượng thuốc tại nhà thuốc thông thường được kiểm soát 3 tháng 1 lần.
Khi phát hiện có thuốc khiếu nại hoặc thu hồi tại cơ sở ta phải làm gì?
Khi phát hiện có thuốc khiếu nại hoặc thu hồi tại cơ sở, dược sĩ nhà thuốc cần cho thuốc vào ngăn “chờ xử lý”, đồng thời báo cho công ty hoặc nhà cung cấp thuốc để thu hồi, báo cho phòng y tế biết để nắm tình hình có thuốc bị thu hồi trên địa bàn.
Sắp xếp thuốc, phân chia theo khu vực bán theo đơn và không theo đơn dựa vào đâu?
Sắp xếp thuốc, phân chia theo khu vực bán theo đơn và không theo đơn dựa vào danh mục 30 nhóm thuốc kê đơn và thông tư 08 (256 mặt hàng thuốc không kê đơn)
Cách sắp xếp thuốc như thế nào?
Cách sắp xếp thuốc theo nhóm tác dụng dược lý, sắp xếp đảm bảo dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra. Thuốc có hạn dùng ngắn hơn xếp ra ngoài, hạn dùng dài hơn xếp bên trong…
Phân biệt TPCN (thực phẩm chức năng) và MP (mỹ phẩm) dựa vào đâu?
Phân biệt TPCN (thực phẩm chức năng) và MP (mỹ phẩm) dựa vào số đăng ký, nếu là thuốc số đăng ký sẽ bắt đầu từ chữ VN, VD…., TPCN sẽ có chữ ATTP (an toàn thực phẩm) sau cùng là dãy số đăng ký. Mỹ phẩm thì có chữ: CBMP (công bố mỹ phẩm) – sau cùng là số đăng ký…
Thực phẩm chức năng (TPCN) kê toa như thế nào?
Thực phẩm chức năng (TPCN) không được kê toa, bán không cần toa.
NHÀ THUỐC ĐẠT CHUẨN GPP
Nhà thuốc GPP là nhà thuốc như thế nào?
Nhà thuốc GPP là nhà thuốc đạt những tiêu chuẩn của bộ y tế đưa ra, trên nguyên tắc tự nguyện tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên môn ở mức bằng hoặc cao hơn những yêu cầu pháp lý tối thiểu.
Mục đích của việc lên GPP?
Mục đích của việc lên GPP nhằm đặt lợi ích của sức khoẻ cộng đồng lên trên hết, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả (cung cấp chất lượng thuốc tốt kèm tư vấn, hướng dẫn, theo dõi việc dùng thuốc, tham gia tự đièu trị bệnh đơn giản, tránh kháng thuốc, lờn thuốc… )
Căn cứ vào đâu để lên GPP?
Để nhà thuốc đạt chuẩn GPP cần phải căn cứ vào thông tư 46, ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn ”thực hành tốt nhà thuốc” GPP (là phạm vi điều chỉnh thông tư số 43/2010/TT/BYT quy định lộ trình thực hiẹn nguyên tắc, tiêu chuẩn ”thực hành tốt nhà thuốc” GPP, địa bàn và hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc)
Khi kiểm tra, chấm điểm GPP dựa vào đâu?
Khi kiểm tra, chấm điểm GPP cần dựa vào 09 mục chính trong bảng chấm điểm (CHECKLIST), sau đó căn cứ vào các tiêu chí nhỏ mà chấm điểm.
NHÂN VIÊN NHÀ THUỐC ĐẠT CHUẨN GPP
Đối với bệnh nhân chúng ta cần phải thế nào?
Đối với bệnh nhân chúng ta cần phải giữ bí mật thông tin, Dược sĩ phụ trách và nhân viên nhà thuốc tuyệt đối không được tiết lộ thông tin bệnh của bệnh nhân với người khác, trừ khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.
Đào tạo nhân viên gồm các bước nào?
Đào tạo nhân viên gồm các bước:
- Các văn bản QPPL (quy phạm pháp luật) về dược.
- Các QTTTC (quy trình thao tác chuẩn) của SOP.
- Quy trình cập nhật sổ sách.
- Chuyên môn trong tài liệu hướng dẫn sư dụng thuốc
- Các vấn đề liên quan thực tế tại nhà thuốc như: Sắp xếp, vệ sinh nhà thuốc, ghi chép nhiệt độ, hạn dùng, độ ẩm…..
Năm QTTTC (quy trình thao tác chuẩn) chính gồm những gì?
Năm QTTTC (quy trình thao tác chuẩn) chính gồm:
- QT (quy trình) mua thuốc
- QT bán thuốc theo đơn
- QT bán thuốc k theo đơn
- QT kiểm soát chất lượng thuốc định kỳ.
- QT giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi…
QUY TRÌNH CHỌN MUA, BẢO QUẢN VÀ THEO DÕI CHẤT LƯƠNG THUỐC
Quy trình trình chọn mua thuốc?
Quy trình chọn mua thuốc cần:
- Lập kế hoạch mua thuốc
- Lựa chọn nhà cung ứng đủ tiêu chuẩn.
- Đầy đủ HD đỏ
- Có uy tín, có đủ tư cách pháp nhân.
- Thuốc được phep lưu hành.
- Giá cả hợp lý.
- Thuốc phải đạt chat lượng về cảm quan, hạn dùng…. => ghi vào sổ mua thuốc…
Quy trình bảo quản và theo dõi chất lương thuốc?
- Bảo quản và theo dõi chất lương thuốc thuốc theo yêu cầu của nhà sản xuất, tính chất lý hoá của thuốc, FIFO, FEFO…
- Định kỳ kiểm tra thuốc 1 quý /lần.
- Kiểm tra cảm quan…
- Theo dõi số lượng tồn kho 1 tuần /lần.
Giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi?
Làm thế nào để biết thuốc thu hồi được mua từ NT mình: từ thông tin ra lẻ thuốc bỏ vào bao bì khi bán thuốc
- Thu hồi: báo Ds chủ nhà thuốc và Ds có thẩm quyền thu hồi.
- Xử lý thu hồi: Cảm quan còn tốt > 3 tháng => phân loại => chuyển đúng vị trí
Nếu hàng không đạt TCCL (tiêu chuẩn chất lượng) hoặc < 3 tháng => tủ xử lý => gắn nhãn thuốc chờ xử lý.
Anh chị đọc cho tôi 1 loại thuốc có 1 hoặc 2, 3, 4, 5 hoạt chất….?
Nguồn: Nghĩa Lê pharmacist