Trong Y học cổ truyền các bài thuốc hoạt huyết là những bài thuốc với vị thuốc hoạt huyết làm chủ dược để điều trị chứng huyết hư và huyết ứ.
Bài thuốc hoạt huyết
Biểu hiện của chứng huyết hư và huyết ứ: Sưng, đỏ, nóng do viêm nhiễm, do chấn thương, bế kinh, thống kinh, các trường hợp chảy máu do huyết ứ.
Contents
Y học cổ truyền bài thuốc hoạt huyết
Bài thuốc: Đào Nhân Thừa Khí Thang (Thương hàn luận)
Cấu trúc bài thuốc: Đào nhân 12g, Quế chi 8g, Sinh đại hoàng 12g, Cam thảo 8g, Mang tiêu 8g .
Cách dùng: sắc ngày uống 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày (lấy nưốc
sắc của 4 vị hòa với bột Mang tiêu, đun sôi vài phút chia 2-3 lần uống).
Tác dụng: Phá huyết, trục ứ.
Chỉ định:
– Huyết ứ nội kết: Thống kinh, bế kinh, thai chết lưu.
– Sốt cao, bụng đầy chướng, tủ ban (Súc huyết ở bàng quang, bụng dưới đau cấp, đái dễ, nói sảng, phiền khát, đêm sốt, nặng thì như cuồng – Chỉ định trong Thương hàn luận).
Bài thuốc: Huyết Phủ Trục Ứ Thang (Y lâm cải thác)
Cấu trúc bài thuốc: Đương quy 12g, Ngưu tất 12g, Sinh địa 12g, Xích thược 8g, Đào nhân 16g, Sài hồ 4g, Hồng hoa 12g, Cát cánh 6g, Xuyên khung 6g, Cam thảo 4g, Chỉ xác 8g.
Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang.
Tác dụng: Theo Bác sĩ Y học cổ truyền bài thuốc có công dụng hoạt huyết khứ ứ, lý khí chỉ thống.
Chỉ định: Điều trị các chứng đau do huyết ứ, đau đầu, đau ngực, đau cổ, nôn, hồi hộp, không ngủ được.
Bài thuốc: Ôn Kinh Thang (Kim quỹ yếu lược)
Cách dùng: sắc uống.
Tác dụng: Ôn kinh tán hàn,khứ ứ, bổ huyết.
Chỉ định: Rối loạn kinh nguyệt, rong kinh rong huyết do hàn, phụ nữ chưa cố con (do Bào cung lạnh theo YHCT).
Nguồn bài viết: duocsaigon.com.vn