Rupafin là loại thuốc thường được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng cho các trường hợp dị ứng phấn hoa hoặc phát ban do dị ứng. Tuy nhiên, không phải người dùng thuốc nào cũng hiểu được hết tác dụng và cách sử dụng của thuốc
Dưới đây sẽ là những chia sẻ từ Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn về thuốc Rupafin một cách chi tiết nhất!
Contents
TỔNG QUAN VỀ THUỐC RUPAFIN
Tác dụng của thuốc Rupafin
Thành phần hóa dược chính của thuốc Rupafin là chất Rupatadine. Đây là một loại chất có khả năng kháng thụ thể H1 và PAF (gây viêm mũi dị ứng).
Hàm lượng hoạt chất Rupatatine trong thuốc Rupafin là 10mg.
Thuốc được Chỉ định trong điều trị:
- Bệnh viêm mũi dị ứng.
- Bệnh nổi mề đay.
- Dùng được cho người lớn và ở trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
Cơ chế tác động của Rupafin
Viên nén Rupafin chứa hoạt chất rupatadine, một loại thuốc kháng histamin không an thần. Rupatadine hoạt động bằng cách ngăn chặn các hành động của histamin.
Histamin là một chất được cơ thể sản xuất như là một phần của cơ chế bảo vệ. Nó được lưu trữ trong các tế bào gọi là tế bào mast trong hầu hết các mô của cơ thể. Khi cơ thể phản ứng với một chất lạ (chất gây dị ứng, ví dụ như phấn hoa), các tế bào mast được kích thích bởi chất gây dị ứng sẽ giải phóng kho chứa histamin của chúng.
Các histamin được giải phóng sau đó liên kết với các thụ thể của nó (thụ thể H1), gây ra một phản ứng dây chuyền dẫn đến các triệu chứng dị ứng. Nó gây ra sự gia tăng lưu lượng máu đến khu vực dị ứng, và giải phóng các hóa chất khác thêm vào phản ứng dị ứng. Tất cả điều này dẫn đến các triệu chứng dị ứng. Trong dị ứng phấn hoa, histamine gây viêm mũi, mắt và đường thở và dẫn đến ngứa mắt, chảy nước mũi, hắt hơi và nghẹt mũi.
Rupatadine hoạt động bằng cách ngăn chặn thụ thể histamin H1. Nó không ngăn cản sự giải phóng thực sự của histamin từ các tế bào mast, nhưng ngăn chặn nó liên kết với các thụ thể của nó. Điều này lần lượt ngăn chặn sự giải phóng các hóa chất gây dị ứng khác và làm giảm lượng máu cung cấp cho khu vực, giúp giảm các triệu chứng điển hình của dị ứng phấn hoa.
Rupatadine cũng có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng phát ban da dị ứng được gọi là nổi mề đay, phát ban tầm ma. Ngăn chặn các hành động của histamin làm giảm ngứa và giảm phát ban liên quan đến tình trạng này.
Rupatadine được gọi là thuốc kháng histamin không an thần vì nó không vào não, và do đó không có khả năng gây buồn ngủ. Tuy nhiên, một số người có thể gặp một chút buồn ngủ.
Liều dùng của thuốc Rupafin
Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn, bạn có thể tiếp tục uống một viên mỗi ngày để giảm các triệu chứng khi bạn tiếp xúc liên tục với chất gây dị ứng, ví dụ trong suốt mùa phấn hoa. Viên nén Rupafin nên được uống với một ly nước, có thể đi kèm hoặc không kèm thức ăn. Với liều dùng như sau:
- Người lớn và thanh thiếu niên trên 12 tuổi: Nên uống mỗi ngày một lần, mỗi lần một viên liều khuyến cáo là 10 mg để giảm triệu chứng dị ứng, dùng trước bữa ăn.
- Người cao tuổi: Nên thận trọng khi sử dụng thuốc Rupafin ở người cao tuổi
- Liều dùng cho trẻ có cân nặng bằng hoặc hơn 10kg đến dưới 25kg: uống mỗi ngày một lần (2,5mg rupatadine).
- Thanh thiếu niên (trên 12 tuổi), sử dụng Rupafin 10 mg là phù hợp.
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC RUPAFIN
Tác dụng phụ của thuốc Rupafin
Hiện nay, vẫn chưa có các báo cáo về tác dụng phụ của thuốc Rupafin. Tuy nhiên, thành phần chính trong thuốc – hoạt chất Rupatadine có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Khô miệng.
- Đau đầu.
- Chóng mặt.
- Buồn ngủ.
- Mệt mỏi.
Hãy nhớ rằng, tác dụng ngoài ý muốn của thuốc có thể không xuất hiện hoặc biểu hiện ở nhiều triệu chứng khác nhau. Điều này còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi bệnh nhân.
Cần thận trọng trong quá trình sử dụng Rupafin
Mặc dù, thuốc Rupafin được báo cáo là không gây buồn ngủ nhưng người dùng nên cẩn thận trước những tác dụng ngoài ý muốn do thành phần Rupatadine gây ra.
Nếu trong quá trình dùng thuốc Rupafin để điều trị, bệnh nhân gặp phải triệu chứng nào bất thường, hãy báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời. Đồng thời, Bạn không dùng Rupafin cho các trường hợp:
- Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc
- Trẻ em dưới 12 tuổi.
- Người có các vấn đề di truyền hiếm gặp như không dung nạp galactose, thiếu Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose (viên Rupafin có chứa đường sữa).
- Thuốc này không được khuyến cáo cho những người có vấn đề về chức năng gan hoặc thận, vì nhà sản xuất chưa nghiên cứu tác dụng của nó trong những điều kiện này.
- Quá mẫn cảm với rupatadine hoặc với bất kỳ tá dược nào.
- Rupatadine 10 mg hiện nay không được khuyến cáo ở những bệnh nhân bệnh nhân suy thận hoặc gan
- Không nên dùng Rupafin với nước bưởi, vì nước bưởi có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của rupatadine và có thể làm tăng lượng thuốc trong máu, do đó làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.
- Nên thận trọng khi sử dụng thuốc Rupafin ở những bệnh nhân bị hạ kali máu, thiếu máu cơ tim cấp, bệnh nhân có tình trạng rối loạn nhịp tim liên tục.
- Bệnh nhân kém hấp thu glucose hoặc thiếu surname isomaltase không nên dùng thuốc này.
Nói cách khác, bạn nên kiêng kỵ dùng các loại thuốc, thực phẩm vừa liệt kê bên trên với thuốc Rupafin vì sẽ gây ra tương tác thuốc. Phản ứng tương tác giữa hai loại thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng hoặc làm giảm tác dụng của thuốc.
Cách xử lý khi dùng quá liều
Hiện nay vẫn chưa có tài liệu nghiên cứu ghi nhận các trường hợp xấu, triệu chứng sẽ xảy ra nếu dùng thuốc Rupafin ở liều cao. Thuốc được khuyến cáo uống 10mg/ngày. Nếu bạn dùng vượt liều khuyến cáo hoặc lạm dụng thuốc, bạn có thể sẽ gặp phải những hậu quả đáng tiếc.
Trong trường hợp dùng thuốc Rupafin quá liều và gặp phải những triệu chứng gây khó chịu, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin cơ bản về Rupafin về công dụng và những lưu ý khi sử dụng thuốc này mà Dược sĩ Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã chia sẻ đến bạn đọc. Tuy nhiên, những thông tin về thuốc Rupafin ở trên chỉ mang tính tham khảo không được dùng để thay thế chỉ định của bác sĩ, để biết thông tin chi tiết cần gọi trực tiếp với các bác sĩ hay dược sĩ của bạn để được tư vấn kỹ hơn.